Nguyên nhân khiến Hoa hậu Thế giới Canada bị từ chối nhập cảnh vào Trung Quốc

Chỉ trong một đêm, tên của cô Anastasia Lin, Hoa hậu Thế giới Canada, đồng thời cũng là một học viên Pháp Luân Công, đã trở thành điểm nóng của truyền thông thế giới.
Chỉ trong một đêm, tên của cô Anastasia Lin, Hoa hậu Thế giới Canada, đồng thời cũng là một học viên Pháp Luân Công, đã trở thành điểm nóng của truyền thông thế giới.
Dường như chỉ trong một đêm, tên của cô Hoa hậu Thế giới Canada Anastasia Lin trở thành từ khóa nóng của Google. Việc cô Anastasia Lin bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từ chối cấp thị thực nhập cảnh và không thể đến Tam Á – Trung Quốc tham gia Chung kết Hoa hậu Thế giới đã trở thành điểm nóng của truyền thông thế giới. Cái tên Anastasia Lin liên tục xuất hiện trên các phương tiện truyền thông chính thống hàng đầu thế giới như CNN, VOA, New York Times, AP, AFP, cùng truyền thông các nước khác như Canada, Hàn Quốc và cả Việt Nam…
ĐCSTQ chà đạp nhân quyền và phá hoại hoạt động thương mại
Tôn chỉ của cuộc thi Hoa hậu Thế giới là “Thúc đẩy hòa bình thế giới, biểu dương người phụ nữ xuất sắc và giúp đỡ trẻ nghèo đói tàn tật”, tức “cái đẹp mang theo sứ mệnh”.
Những phụ nữ được tham dự tuyển chọn Hoa hậu Thế giới là những phụ nữ tiêu biểu có ngoại hình đẹp, tài sắc vẹn toàn, giàu tình yêu thương, sống tích cực hướng thượng. Ban Tổ chức muốn thông qua hoạt động này khiến kỳ thi Hoa hậu Thế giới trở thành hoạt động quảng bá cho tình hòa bình, hữu nghị và yêu thương. Vì thế Chung kết Hoa hậu Thế giới cũng là hoạt động quảng bá giá trị phổ quát về tự do và nhân quyền trên khắp thế giới.
Hoa hậu Thế giới Canada Anastasia Lin nhờ kiên trì lên tiếng nói cho những người yếu thế bị áp bức ở Trung Quốc mà bị ĐCSTQ không cho nhập cảnh một cách vô lý, đây là sự chà đạp lên giá trị tự do và nhân quyền của thế giới.
2143
Cô Anastasia Lin đăng quang Hoa hậu Thế giới Canada năm 2015
Nhờ tính độc lập trong hoạt động bình chọn mà hoạt động này được sự chú ý của truyền thông cùng đông đảo người dân trên thế giới. Trong hơn 50 năm qua, hoạt động này ngày càng có sức ảnh hưởng lớn. Số người xem qua truyền hình cuộc thi Hoa hậu Thế giới ngày nay ít nhất cũng lên đến 2 tỷ người. Nhiều thành phố trên thế giới đều muốn tổ chức cuộc thi này để quảng bá cho hình ảnh của mình, thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế, văn hóa và xã hội. Vì vậy, chung kết Hoa hậu Thế giới cũng trở thành hoạt động thương mại lớn của thế giới.

ĐCSTQ khủng bố Pháp Luân Công
Cuối cùng thì vì lý do gì mà ĐCSTQ không cho cô Anastasia Lin nhập cảnh tham gia Chung kết Hoa hậu Thế giới? Nguyên nhân là vì cô Anastasia Lin không chỉ là Hoa hậu Thế giới Canada tài sắc vẹn toàn mà cô còn là một học viên Pháp Luân Công. Nhiều năm qua cô Anastasia Lin đã tham gia đóng nhiều phim về tình trạng đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ và liên tục lên tiếng cho cộng đồng Pháp Luân Công bị bức hại.
Có thể nói, sự kiện xảy ra với cô Anastasia Lin chính là hình ảnh thu nhỏ của tình trạng ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công.
Cô Anastasia Lin trong trang phục truyền thống.
Cô Anastasia Lin trong trang phục truyền thống.
Hành động đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ được xây dựng trên cơ sở của sự dối trá, phong tỏa sự thật và trấn áp bạo lực. Ở Trung Quốc Đại Lục, ĐCSTQ đã lợi dụng toàn bộ hệ thống chính quyền tham gia vào cuộc bức hại, tạo “án tự thiêu giả ở Thiên An Môn”, dùng hình thức cưỡng bức lao động, hành hạ dày vò các học viên Pháp Luân Công bằng cực hình khiến nhiều người thậm chí bị mất đi sinh mạng, kinh khủng hơn là tội ác mổ cướp nội tạng sống để thu lợi nhuận khổng lồ. Việc bức hại Pháp Luân Công còn làm ảnh hưởng đến toàn xã hội Trung Quốc, ví như việc luật sư Cao Trí Thịnh vì lên tiếng biện hộ cho Pháp Luân Công cũng bị ĐCSTQ bức hại tàn bạo.
Không những thế, việc này còn lan ra phạm vi ngoài Trung Quốc, như trường hợp của cô Anastasia Lin bị từ chối nhập cảnh. Cha của cô Anastasia Lin ở Trung Quốc Đại Lục luôn bị lực lượng Quốc an của ĐCSTQ uy hiếp đe dọa, cuộc sống bình thường luôn bị quấy nhiễu, khiến thậm chí nhiều khi họ không dám nghe điện thoại của con mình.

Việc ĐCSTQ từ chối không cho cô Anastasia Lin nhập cảnh kỳ thực chính là vì sợ cô Anastasia Lin nói lên sự thực về Pháp Luân Công cho người dân Trung Quốc Đại Lục biết, sợ người dân Trung Quốc Đại Lục hiểu thực trạng bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ.

Việc ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công đã trở thành vấn đề trung tâm trong nội bộ Đảng và cả trên trường quốc tế. Để che giấu tội ác của mình, ĐCSTQ không từ bất cứ thủ đoạn cũng như cái giá phải trả nào.
Cho dù ĐCSTQ thường che giấu tội ác bức hại bằng những lời dối trá để lừa thế giới, nhưng sự kiện về cô Anastasia Lin là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy hành động bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ vẫn chưa dừng lại, cũng là minh chứng rõ ràng về tình trạng đàn áp nhân quyền, một giá trị mà cả thế giới đang tôn vinh nhưng lại bị ĐCSTQ chà đạp.
Hành động của ĐCSTQ càng khẳng định giá trị của Pháp Luân Công
Tuy nhiên, giống như trước đây, sau mỗi lần ĐCSTQ vu khống và bức hại Pháp Luân Công, kết quả lại càng làm cho Pháp Luân Công trở nên mạnh mẽ hơn. Sự kiện đàn áp cô Anastasia Lin lần này cũng không ngoại lệ.
ĐCSTQ trấn áp cô Anastasia Lin làm cho truyền thông cả thế giới chú ý, dẫn đến việc họ tập trung quan tâm vào tình trạng đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc Đại Lục hiện nay. Cô Anastasia Lin đã chia sẻ với CNN, cô bị từ chối nhập cảnh vì cô là học viên Pháp Luân Công; còn Thời báo New York thì ví sự kiện xung đột giữa cô Anastasia Lin và ĐCSTQ như trận đánh giữa chàng David nhỏ bé và gã khổng lồ Goliath (câu chuyện trong Thánh kinh Cựu ước), giúp cô có công lớn trong việc vạch trần tình trạng bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ.
Hoa hậu Thế giới Canada năm 2015 cô Anastasia Lin
Hoa hậu Thế giới Canada năm 2015 cô Anastasia Lin
Sự kiện của cô Anastasia Lin cũng khiến truyền thông xứ Hàn tập trung đưa tin về Pháp Luân Công và tình trạng nhân quyền ở Trung Quốc Đại Lục. Ngày 27/11, Nhật báo Hàn Quốc có bài miêu tả chi tiết về Pháp Luân Công với tựa “Pháp Luân Công là gì mà kết oán với ĐCSTQ?”; Nhật báo Triều Tiên cũng lên tiếng cho rằng Hoa hậu Thế giới Canada bị Trung Quốc cấm nhập cảnh vì lên tiếng bảo vệ nhân quyền và Pháp Luân Công…

Việc ĐCSTQ từ chối không cho cô Anastasia Lin nhập cảnh làm truyền thông thế giới càng chú ý đến tình trạng bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ, và đồng thời giúp chân tướng sự thật về Pháp Luân Công được lan tỏa rộng khắp.

Truyền thông quốc tế cần quan tâm đến tình trạng bức hại Pháp Luân Công
Sự kiện truyền thông thế giới tập trung chú ý đến cô Anastasia Lin mang nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên tội ác bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ kéo dài trong suốt 16 năm qua và đến nay vẫn chưa dừng lại. Hiện vẫn còn hàng chục ngàn học viên Pháp Luân Công bị tù đày và bức hại, và đã có hơn 2 triệu học viên Pháp Luân Công bị mổ sống lấy nội tạng, đây là cuộc thảm sát quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử được tiến hành bằng con dao phẫu thuật của thầy thuốc.

Thế nhưng thật khó hiểu khi truyền thông thế giới chưa có sự quan tâm đúng mức đến tội ác khủng khiếp này. Việc im lặng trước cái ác xét ở một mức độ nhất định chính là dung túng cho nó. Vì thế, truyền thông quốc tế cần đặc biệt quan tâm nhiều hơn về thực trạng đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ hiện nay.

Bắt ông Giang Trạch Dân để bảo vệ thành trì của pháp luật
Hiện nay ĐCSTQ đang thực hiện tôn chỉ “pháp trị” để trừng trị tham quan hủ bại, hy vọng nâng cao được hình ảnh của Trung Quốc, giúp Trung Quốc ổn định, phát triển. Nhưng thực tế hiện nay, việc tập đoàn Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng hình ảnh của ĐCSTQ trên trường quốc tế, phá hoại công sức của giới lãnh đạo ĐCSTQ đương nhiệm đang nỗ lực gây dựng.
Tội ác bức hại Pháp Luân Công của tập đoàn Giang Trạch Dân khi nào còn chưa dừng lại thì chưa thể nói đến việc “trị nước theo luật”. Hiện nay, tại Trung Quốc Đại Lục và nhiều nơi trên thế giới, có gần 200 nghìn người đã kiện kẻ cầm đầu bức hại Pháp Luân Công là ông Giang Trạch Dân lên Viện Kiểm sát Tối cao. Chỉ khi nào ĐCSTQ đưa ông Giang Trạch Dân ra xử theo pháp luật để chấm dứt tình trạng bức hại này thì hình ảnh của Trung Quốc mới dần được cải thiện trong mắt bạn bè quốc tế, Trung Quốc mới hy vọng có thể thực hiện được tôn chỉ “trị nước theo luật”.

Post a Comment

Previous Post Next Post