Pháp Luân Công không phải là một chủ đề mới mẻ. Người dân trên thế giới đã biết đến Pháp Luân Công từ lâu và các hãng truyền thông lớn ở các nước như như Anh, Úc, Mỹ, Canada… cũng đều đưa tin về Pháp Luân Công. Tại Việt Nam, Pháp Luân Công xuất hiện từ rất sớm và phát triển tương đối nhanh.
Mỗi buổi sáng và chiều, tại hàng trăm công viên, người dân Việt Nam có thể dễ dàng nhìn thấy các học viên Pháp Luân Công cùng nhau luyện tập và ngồi thiền trên nền nhạc êm dịu một cách an hòa. Hình ảnh con người bằng cả thân lẫn tâm hoà đồng với thiên nhiên vũ trụ hàng ngày ấy gợi lên cảm giác đất nước đang đổi mới và hòa mình vào với cộng đồng quốc tế.
Điều khó hiểu trong bản tin của Đài Truyền hình HTV
Điều khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu khi ngày 7/12 vừa qua, Đài Truyền hình HTV7 trong Chương trình 60s đưa tin về Pháp Luân Công và gọi đây là “tuyên truyền đạo trái phép”. Sự việc này khiến người dân không thể không đặt câu hỏi rằng, vậy thực chất chủ trương của nhà nước Việt Nam đối với vấn đề Pháp Luân Công là như thế nào?
Nếu tìm hiểu, có thể tìm ra câu trả lời minh bạch về vấn đề này. Bởi vì không có bất kỳ một văn bản chính thức hay luật định, hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương công khai nào nói về chủ trương đường lối của nhà nước ta đối với vấn đề Pháp Luân Công. Nhưng Hiến Pháp Việt Nam thì nói rõ về quyền tự do tín ngưỡng, còn Thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về xây dựng nhà nước pháp quyền, thì có đoạn “…Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình…Mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch”. (Bản thông điệp được phát trên truyền hình VTV1).
Thực tế cho thấy, hàng trăm điểm luyện công tự do của Pháp Luân Công trên toàn quốc cũng chính là thể hiện chủ trương này.
Còn văn bản nội bộ, nếu có về Pháp Luân Công thì khó có thể được dùng làm căn cứ pháp lý. Vậy là theo luật pháp thì điều đó có nghĩa là Pháp Luân Công là hoàn toàn được tự do ở Việt Nam.
Cũng chính HTV, cụ thể là đài HTV9, từng có phóng sự về buổi luyện công của các học viên Pháp Luân Công tại công viên và đưa tin tốt đẹp về lợi ích của việc tập luyện này.
Năm 2009, trong một lần công khai nhắc đến Pháp Luân Công, ông Lê Dũng, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam có nói rằng: “Hiện tại ở Việt Nam không có Pháp Luân Công. Hoạt động rèn luyện sức khỏe của người dân được tôn trọng trên cơ sở tuân thủ luật pháp Việt Nam.” Vấn đề chính ở chỗ, đây là câu trả lời của ông Lê Dũng về việc không lâu trước đó BBC vừa đăng một bài phỏng vấn các học viên Pháp Luân Công tại Việt Nam có bao gồm cả hình ảnh. Vậy nên, việc ông Dũng tuyên bố rằng ở Việt Nam không có Pháp Luân Công là một việc nhầm lẫn do thiếu thông tin, hay vì một lý do gì khác như lo lắng ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc chăng?
Ngày 10/10/2014, Bà Katherine Lawson một viên chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết: “Các quan chức cấp cao của chính phủ Việt Nam nói rằng việc sách nhiễu (đánh đập, ngăn cấm những người tín ngưỡng, tôn giáo trong đó có học viên Pháp Luân Công) ở các nơi vừa qua là do địa phương không nắm được chính sách của Trung ương, hoặc họ chưa được huấn luyện hướng dẫn nên đã xảy ra những vụ việc như thế, Trung ương không có chỉ đạo làm như vậy”.
Vậy là với cộng đồng quốc tế, chủ trương của Việt Nam rõ ràng là: “Trung ương không có chỉ đạo ngăn cấm Pháp Luân Công”.
Dù sao đi nữa, trên thế giới hiện nay duy nhất có Trung Quốc là vẫn “cấm” Pháp Luân Công, mà sự “cấm đoán” này cũng là phi pháp vì không dựa trên nền tảng pháp luật, như một nốt nhạc lạc điệu so với sự đường hoàng tự do và vẻ đẹp của Pháp Luân Công trên toàn thế giới.
Chỉ duy nhất Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công, và cuộc đàn áp này cũng đang đi đến hồi kết
Có thể nói rằng, ở Trung Quốc không chỉ cấm, mà phải gọi là đàn áp Pháp Luân Công. Tháng 7/1999, mặc cho sự phản đối của đối của 8 vị lãnh đạo thường trực ĐCSTQ và những kết quả điều tra tốt đẹp về Pháp Luân Công của Tổng cục Thể thao Trung Quốc như: “Chúng tôi nhận thấy công pháp của Pháp Luân Công rất tuyệt vời, có thể giúp ổn định xã hội, có hiệu quả tích cực rõ rệt trong xây dựng văn minh tinh thần, đây là điều không còn nghi ngờ gì”, hay kết luận điều tra của cựu Chủ tịch Quốc hội Kiều Thạch “Pháp Luân Công đối với đất nước và nhân dân chỉ có trăm điều lợi mà không có một điều hại”, cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân vẫn phát động cuộc đàn áp đẫm máu người tu luyện Pháp Luân Công với chủ trương “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và huỷ hoại thân thể ”.
Nguyên nhân của cuộc đàn áp kinh hoàng này nghe qua thì thấy quá đơn giản: đó là xuất phát từ lòng ghen tức đố kỵ do Pháp Luân Công phát triển với số người tin theo quá nhanh (trên 100 triệu người trong 4 năm), vượt xa số Đảng viên ĐCSTQ lúc bấy giờ; nhưng thực chất ẩn đằng sau đó còn là mối lo sợ hão huyền về sự không kiểm soát được của chính quyền.
Cuộc đàn áp này vẫn được duy trì suốt 16 năm qua vì trước khi lui về hậu trường, ông Giang đã cài cắm thân tín khắp quan trường Trung Quốc, để đảm bảo mình có thể đứng đằng sau điều khiển cục diện chính trị. 16 năm qua, hàng triệu người tu luyện Pháp Luân Công đã bị tống giam, cực hình, tra tấn, và bị giết chết. Tàn ác hơn nữa, vào ngày 20/6/2015, Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã cho công bố kết luận điều tra: “Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới sự chỉ huy của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đã giết trên 2 triệu học viên Pháp Luân Công để mổ sống lấy nội tạng.” Đây là một tội ác diệt chủng trên quy mô rộng lớn. Điều đáng nói là nó được nhà nước hậu thuẫn, và thế là cứ nghiễm nhiên tồn tại giữa thế kỷ 21.
Sự việc này đã không còn là bí mật nữa, các hãng truyền thông lớn của thế giới đều đưa tin như New York Times, Daily Mail, Mirror, hay kênh truyền hình PBC của Mỹ… Và song song đó, toàn thế giới đã lên tiếng ủng hộ Pháp Luân Công. Các quan chức tham gia vào bức hại Pháp Luân Công cũng đang lần lượt chịu quả báo vào tù, đột tử, và ông Tập Cận Bình, sau vài lần bị cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân ám sát hụt, điển hình như vụ “nổ” ở Thiên Tân, cũng thấy đã đến lúc cần phải kết thúc câu chuyện bức hại Pháp Luân Công.
Cả thế giới ủng hộ Pháp Luân Công
Tháng 11/2009, Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha căn cứ vào đơn tố cáo tội ác diệt chủng của học viên Pháp Luân Công đưa ra quyết định chưa từng có trong lịch sử nước này, khởi tố ông Giang Trạch Dân, La Cán, Ngô Quan Chính, Giả Khánh Lâm cùng Bạc Hy Lai là những nhân vật có uy tín trong Bộ Chính trị ĐCSTQ từng phạm tội ác tra tấn và diệt chủng đối với học viên PLC ở Bắc Kinh và các tỉnh Liêu Ninh, Sơn Đông… yêu cầu những người này đến Tây Ban Nha xét xử. Nội dung lệnh khởi tố ghi rõ: nếu bị kết tội, tối thiểu phải ngồi tù 20 năm.
Tháng 03 năm 2010, Hạ viện Mỹ đã ban hành Nghị quyết 304 và 605 kêu gọi chấm dứt ngay tức thời chiến dịch bức hại, đe dọa, cầm tù, và tra tấn các học viên Pháp Luân Công, và trả tự do cho tất cả các học viên Pháp Luân Công đang bị cầm tù tại Trung Quốc. Tháng 06 năm 2011, nhân dịp Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo dẫn đầu phái đoàn sang thăm Đức, 57.000 người dân Đức đã ký tên trình lên Thủ tướng Đức Merkel để bày tỏ mối lo ngại về cuộc bức hại Pháp Luân Công và yêu cầu chấm dứt việc mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ.
Tại Mỹ và Canada cũng có chính sách đón nhận các học viên Pháp Luân Công bị đàn áp ở Trung Quốc sang định cư, như những người tị nạn vì bị đàn áp tín ngưỡng, hay chính trị một cách vô lý.
Cho đến nay đã có hơn 2 triệu người ở hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia ký tên kêu gọi chấm dứt nạn giết người cướp tạng vẫn còn đang diễn tại Trung Quốc. Gần 1 triệu người hưởng ứng khởi kiện ông Giang Trạch Dân. Riêng tại Việt Nam, hơn 50.000 người dân đã ký tên phản đối việc chính quyền Trung Quốc mổ cướp tạng sống các học viên Pháp Luân Công, đồng thời yêu cầu Liên Hợp Quốc phải tiến hành điều tra sớm việc này.
Việt Nam có lúng túng khi xử lý vấn đề Pháp Luân Công?
Quay trở lại bản tin sốc của Đài Truyền hình HTV7 như đã đề cập ở trên, có quá nhiều câu hỏi không trả lời được xoay quanh vấn đề này.
Trong bản tin, một phụ nữ trên 50 tuổi, đến nhà chị gái của mình chơi ở Quảng Trị và giới thiệu Pháp Luân Công cho những người quen trong khu vực. Thiết nghĩ, đây là một việc rất bình thường: khi ai đó học được một môn khí công rất tốt, vừa giúp đề cao đạo đức nhờ thực hành “Chân-Thiện-Nhẫn” trong đời sống hàng ngày, vừa rèn luyện thân thể khỏe mạnh, thì đương nhiên họ sẽ muốn giới thiệu nó cho những người quen biết khác. Đây là một hành động bình thường với mục đích trong sáng và tốt đẹp.
Ấy vậy mà lại bị công an bắt giữ và đưa lên phương tiện truyền thông đại chúng, đưa lên Đài Truyền hình cỡ lớn như HTV với tội danh “tuyên truyền đạo trái phép”. Không biết căn cứ trên điều khoản luật nào để kết tội và tước đoạt tài sản công dân (sách, tài liệu), đồng thời xúc phạm nhân phẩm của họ khi đăng tải hình ảnh lên công chúng trong khi Pháp Luân Công không hề bị cấm tại Việt Nam?
Tất cả những điều này có ý nghĩa gì?
Có lẽ vấn đề không nằm ở cá nhân người phụ nữ nọ. Vậy hãy thử tìm vấn đề qua việc phân tích tình hình Pháp Luân Công hiện nay trên thế giới, tại Trung Quốc và Việt Nam như thế nào.
Trung Quốc đàn áp rầm rộ Pháp Luân Công từ năm 1999, và lên đỉnh cao vào 2000-2002 như đã đề cập ở trên. Trong khi cả thế giới đón nhận Pháp Luân Công, thì cuộc đàn áp vô lý ở Trung Quốc lại trở thành một “nốt nhạc lạc điệu”. Nhưng mà cưỡi hổ khó xuống, cuộc đàn áp đã giết hại quá nhiều người, làm ảnh hưởng đến toàn bộ hình ảnh của ĐCSTQ nói riêng và cả xã hội Trung Quốc nói chung. Từ những năm 2005, 2006 chủ trương của ĐCSTQ về vấn đề Pháp Luân Công đã chuyển từ hình thức “rầm rộ” sang hình thức “lặng lẽ”, nghĩa là không còn rầm rộ, công khai như trước nữa, và dần dần đưa càng ngày càng ít tin tức về Pháp Luân Công trên các phương tiện thông tin đại chúng, và những năm gần đây thậm chí còn né tránh đưa thông tin về Pháp Luân Công.
Ví dụ cụ thể là vụ việc gần đây, Hoa hậu Thế giới Canada gốc HoaAnastasia Lin bị ngăn cản không cho tham dự cuộc thi Chung kết Hoa hậu Thế giới diễn ra tại Trung Quốc, đồng thời gia đình cô cũng bị hăm dọa chỉ vì cô là một học viên Pháp Luân Công. Sự việc này truyền thông lớn trên thế giới đều đưa tin như Tạp chí Quartz (Mỹ), New York Times (Mỹ), Independent (Anh), Al Jazeera America (Mỹ), The Huffington Post, South China Morning Post (Hồng Kông), CBC (Canada), AFP (Pháp), Thời báo Le Temps (Thụy Sĩ), Thời báo La Repubblica (Ý). Vậy mà Trung Quốc không hề thừa nhận họ ngăn cản cô nhập cảnh vì cô là học viên Pháp Luân Công. Họ chỉ là dùng các biện pháp như hăm doạ gia đình, “quên” gửi thư mời, và cuối cùng là thẳng thừng không cấp VISA cho cô, mặc dù cô đã đặt chân tới Hồng Kông. Phải chăng chính quyền Trung Quốc đang “lặng lẽ” giải quyết cái gọi là vấn đề Pháp Luân Công?
Cũng trong thời gian gần đây, hàng loạt quan chức ĐCSTQ, những người từng sát cánh với ông Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công như Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Bạc Hy Lai, Lý Đông Sinh, v.v… đều lần lượt sa lưới và bị trừng trị theo pháp luật. Một lần nữa giới truyền thông Trung Quốc cũng “quên” mất rằng, tất cả những cán bộ đó chính là bộ máy đàn áp dữ đội Pháp Luân Công những năm qua, nay họ bị xử là vì những tội danh khác. Phải chăng chính quyền Trung Quốc đang “lặng lẽ” giải quyết cái gọi là vấn đề Pháp Luân Công?
Nếu ngay cả Trung Quốc cũng đang “lặng lẽ” giải bài toán hóc búa của họ thì vì sao tại Việt Nam, chỉ vì một sự việc rất nhỏ là giới thiệu Pháp Luân Công cho người khác biết lợi ích tốt đẹp, hơn nữa là việc hoàn toàn hợp pháp, lại được đưa lên thành đỉnh điểm như vậy?
Có một câu chuyện xưa kể rằng: Một vị Tể tướng thấy nhà vua của mình xa hoa hưởng lạc, ông ta cũng xây nhà lầu và hưởng lạc xa hoa. Một người bạn tâm giao nối khố hỏi ông: Tôi biết rõ tính cách của ông không phải thế, vậy ông làm điều này để làm gì? Vị Tể tướng bèn trả lời: Là một bề tôi trung thành, tôi làm thế để thay vua gánh tiếng xấu, người ta sẽ nhìn vào tôi, chỉ trích tôi mà tạm quên đi vấn đề của nhà vua.
Một cách nhìn khác, người Trung Quốc cũng thường sử dụng hình ảnh kẻ trộm dắt con dê đi rồi, còn mình đến nhổ cọc, hay như cách nói nôm na của người Việt Nam là người ăn ốc, kẻ đổ vỏ.
Ngày 4/11 vừa qua, trước thềm chuyến viếng thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, các học viên Pháp Luân Công Việt Nam đã cùng nhau luyện công tập thể và gửi thông điệp đến ông. Họ yêu cầu chấm dứt đàn áp và để người dân Trung Quốc được tự do tập luyện Pháp Luân Công, đưa ông Giang Trạch Dân ra xét xử trước pháp luật, điều tra, dẹp bỏ hết tất cả các trại lao động cải tạo, trung tâm giam giữ, tẩy não, các hành vi tra tấn giết hại và mổ cướp nội tạng người tu Pháp Luân Công. Đây cũng là thông điệp mà học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới muốn nhắn gửi đến ông Tập Cận Bình.
Ngày 28/9, thời báo New York cũng đã dành 1 trang lớn đăng thư ngỏ gửi ông Tập Cận Bình về vấn đề Pháp Luân Công nhân chuyến viếng thăm của ông này đến Mỹ. Thỉnh nguyện lương tâm xin chữ ký, giảng rõ sự thật, kháng nghị lên tổ chức nhân quyền quốc tế, chính phủ các quốc gia… là hoàn toàn hợp pháp, hợp với đạo lý con người, là một phương thức văn minh, trí tuệ và ôn hòa được người dân trên toàn thế giới ủng hộ.
Thiết nghĩ, đây là thông điệp dành riêng cho ông Tập Cận Bình của học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới, chứ không phải là thông điệp dành cho ai khác tại Việt Nam. Vì vậy một lần nữa, trước những gì vừa diễn ra trên Đài Truyền hình HTV7, người ta càng không thể hiểu được rốt cuộc chủ trương của Việt Nam đối với vấn đề Pháp Luân Công là như thế nào? Hay đây là lại câu chuyện con dê và cái cọc như đã kể ở trên?
Một học viên Pháp Luân Công Việt Nam đã chia sẻ với Đại Kỷ Nguyên rằng: “Việt Nam đã tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, và mới đây nhất là tham gia Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP. Thiết nghĩ Việt Nam nên hòa vào trào lưu tiến bộ trên thế giới.
Hiện nay các nơi trên thế giới đều phản đối Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công, nhất là tội ác mổ cắp nội tạng học viên là điều không ai chấp nhận được. Việt Nam cũng nên theo trào lưu tiến bộ này của thế giới mà không nên bao che tội ác này của Trung Quốc nữa.”
Theo daikynguyenvn