Okonomiyaki: Linh Hồn Văn Hóa Ẩm Thực Nhật Bản

Người ta thường chế biến bánh Okonomiyaki theo nhiều kiểu tùy theo sở thích của người ăn, bởi thế Okonomiyaki mới có nghĩa là “Hãy nấu theo những gì bạn thích”. Và cũng giống như món bánh xèo Việt Nam, Okonomiyaki vốn là món đặc sản của vùng Osaka và Hiroshima, nhưng lại phổ biến khắp cả đất nước Nhật Bản.
Nếu như bạn yêu thích nền ẩm thực Nhật Bản thì chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ lỡ món bánh xèo Okonomiyaki. Okonomiyaki với đủ hình dạng, màu sắc và hương vị luôn dễ dàng hấp dẫn những ai lần đầu tiên thưởng thức món bánh độc đáo này. Để biết rõ hơn về nguồn gốc, lịch sử cũng như cách chế biến của Okonomiyaki, các bạn độc giả hãy cùng Otaku Thời Báo điểm qua những thông tin thú vị dưới đây nhé!

Ảnh: ume-y
Ảnh: ume-y

Okonomiyaki có từ bao giờ?

Vào thời An Thổ – Đào Sơn (1573 – 1603), vị trà sư nổi tiếng Sen no Rikyu đã sáng chế ra món bánh nướng funoyaki (còn gọi là fuyaki hay funayaki). Món bánh này sau khi nướng sẽ được cuộn lại, phủ thêm hạt hoa anh túc, tương miso và đường. Vì có vẻ ngoài giống những cuốn kinh thánh, thế nên funoyaki sẽ được chế biến nhằm phục vụ những lễ hội Phật giáo trong năm. Và chính món bánh ấy đã khởi nguồn cho món bánh áp chảo độc đáo ngày nay, Okonomiyaki.

Bánh Funayaki
Bánh Funayaki

Sau trận động đất Kanto năm 1923, bánh nướng dần được ưa chuộng và được chế biến thành nhiều kiểu mặn ngọt khác nhau. Đến thời kì Thế chiến thứ 2, lúa gạo dần trở nên cạn kiện, món bánh Okonomiyaki phiên bản đơn giản nhất, ít tốn kém mà lại đầy đủ dinh dưỡng đã được ra đời.

Ảnh: Norio NAKAYAMA
Ảnh: Norio NAKAYAMA

Okonomiyaki, hay còn được gọi là pizza/bánh xèo Nhật Bản, là loại bánh mặn áp chảo được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu như bột, bắp cải, thịt heo thái mỏng, hải sản, trứng, giá đỗ… Thành phẩm sẽ được rưới thêm sốt ngọt, tảo biển xanh aonori, cá ngừ bào, gừng đỏ muối và mayonnasie Nhật Bản. Người ta chế biến bánh theo nhiều kiểu tùy theo sở thích của người ăn, bởi thế Okonomiyaki mới có nghĩa là “Hãy nấu theo những gì bạn thích”. Và cũng giống như món bánh xèo Việt Nam, Okonomiyaki vốn là món đặc sản của vùng Osaka và Hiroshima, nhưng lại phổ biến khắp cả đất nước Nhật Bản.

Một gian hàng bán Okonomiyaki (Ảnh: Matthias Hallberg)
Một gian hàng bán Okonomiyaki (Ảnh: Matthias Hallberg)

Okonomiyaki trong nền văn hóa ẩm thực Osaka

Nguyên liệu chính của bánh vùng Osaka thường là bột mì, củ nạo, nước dùng dashi, bắp cải thái nhuyễn, thịt ba chỉ, bạch tuột, tôm, mực, phô mai, gừng đỏ,… được trộn đều lại với nhau rồi đem đi chiên. Sau đó phủ sốt Okonomiyaki và mayonnaise và cá bào lên mặt bánh thành phẩm.

Nguyên liệu chính của bánh xèo vùng Osaka (Ảnh: Non Non).
Nguyên liệu chính của bánh xèo vùng Osaka (Ảnh: Non Non).

Nhà hàng Okonomiyaki đầu tiên của Osaka là Botejyu, mở cửa vào năm 1946 ở Nishinari, Osaka. Nơi đây phục vụ rất nhiều loại bánh xèo như tontama (bánh xèo thịt heo), ikatama (bánh xèo mực),… Điều đặc biệt của món bánh chính là hương vị độc đáo của sốt mayonaise. Ban đầu sốt được mua ở chợ đen Osaka, sau đó đem về chế biến sao cho phù hợp với khẩu vị người bản địa.

Ảnh: Jeremy Keith
Ảnh: Jeremy Keith

Năm 1957, Botejyu mở thêm chi nhánh ở Namba, Osaka. Chủ nhà hàng Beotejyu khi đó còn chế biến món sốt cay mayo độc nhất vô nhị khiến việc kinh doanh của nhà hàng lên như “diều gặp gió”. Sau đó, Botejyu chia ra thành hai chi nhánh nhỏ nữa là Botejyu Souhonke và Osaka Botejyu, tiếc là hiện nay Botejyu Souhonke đã đóng cửa. Nhờ vào sự hưng thịnh của nhà hàng Botejyu, món Okonomiyaki trở nên phổ biến toàn vùng Osaka. Cứ mỗi thị trấn nhỏ ở Osaka thì lại có ít nhất một cửa hàng bán Okonomiyaki, cứ thế mà món bánh xèo trở thành một phần linh hồn của ẩm thực Osaka.

Okonomiyaki ở Hiroshima có gì khác?


Ảnh: Takeshi Kawai
Ảnh: Takeshi Kawai

Hầu hết các nguyên liệu chế biến bánh xèo vùng Hiroshima đều giống như bánh kiểu Osaka, nhưng bánh kiểu Hiroshima thì cầu kì hơn một chút. Bột bánh sẽ được dàn mỏng trên chảo, kết hợp với mì soba và trứng chiên. Các lớp nguyên liệu cũng sẽ được xếp lớp chứ không trộn đều như thường lệ, lượng bắp cải trong bánh cũng được dùng nhiều gấp 3 – 4 lần bánh ở Osaka. Trước kia, nguyên liệu chính của bánh xèo là hành lá thay vì bắp cải thái nhỏ. Sau Thế chiến thứ 2 thì người ta dùng bắp cải nhiều hơn vì giá thành ổn định quanh năm. Ngoài ra, sốt Okonomiyaki cũng ngọt hơn so với vị cay của sốt Osaka.

68-a

Qua đó, có thể hiểu được rằng Okonomiyaki đóng vai trò quan trọng trong ẩm thực vùng Hiroshima, cũng là món ăn không tốn kém được nhiều người dân ưa chuộng trong suốt thời kì thiếu hụt lương thực khi Thế chiến thứ 2 bùng nổ.

Nhà hàng Okonomiyaki đầu tiên nằm ở đâu? (Không phải Osaka đâu nha…)


Ảnh: George Alexander Ishida
Ảnh: George Alexander Ishida

Osaka được biết đến là nơi khởi nguồn món bánh Okonomiyaki, vùng đất vốn được mệnh danh là thiên đường ẩm thực Nhật Bản. Tuy nhiên, nếu bạn cho rằng nhà hàng Okonomiyaki đầu tiên được khai sinh ở Osaka thì bạn đã lầm to rồi đấy!
Được biết, theo quyển sách Takoyaki (Kumagai Mana) thì nhà hàng Okonomiyaki đầu tiên có tên là “Ginza Okonomiyaki”, tọa lạc tại con hẻm nhỏ ở Ginza, Tokyo vào đầu thời Chiêu Hòa (1926–1945). Vì nơi đây vốn dành cho những thành phần bất hảo lui tới, thế nên quán ăn này thường được cảnh sát chú ý đến, gây cản trở việc buôn bán, và chính điều đó cũng khiến món bánh xèo không được nhiều người chú ý đến.
Ngoài ra, quyển tiểu thuyết Ikanaru Hoshino Motoni (Takami Jun) cũng đề cập đến quán bánh xèo “Horetarou”. Nguyên bản của quán ăn ấy vốn là quán “Asakusa Sometarou” mở cửa ở Asakusa, Tokyo vào năm 1937.

Làm Okonomiyaki Hiroshima, tại sao không?


Ảnh: Aaron Shumaker
Ảnh: Aaron Shumaker

Okonomiyaki thường sẽ được chế biến tại nhà, khi không đủ thời gian thì chúng ta vẫn có thể tìm thấy tại tất cả nhà hàng tại Việt Nam. Nhưng nếu có dịp rảnh rỗi hay tụ họp bạn bè thì bạn hãy thử vào bếp trổ tài ngay món bánh thơm ngon này xem sao nhé.

okonomiyaki-ingredients

Nguyên liệu chính:
– 20 bột mì mịn
– 30ml nước dùng dashi
– 1 giọt rượu mirin
– Bột cá bào
– 2 muỗng lớn bột chiên xù tenkasu
– Hành lá
– Giá đỗ
– Mì yakisoba
– 1 quả trứng
– 40g thịt ba chỉ (có thể thay bằng tôm, mực, bạch tuột…)
– 100g bắp cải thái nhỏ
Topping:
– Sốt Okonomiyaki, sốt yakisoba
– Rong biển aonori
– Cá bào katsuobushi
– Sốt Mayonnasie
Chuẩn bị:
Rây bột vào tô, đổ từ từ nước dùng daishi để tránh bột bị vón cục, cho thêm rượu mirin. Nước dùng phải đủ lạnh, vì nước quá nóng sẽ khiến bột bị dính cứng. Sau đó, ủ phần bột vào tủ lạnh để tăng thêm độ mềm, xốp cho bánh.
Chế biến:
Bước 1: Làm nóng chảo ở 160 – 180℃.
Bước 2: Cho dầu vào chảo.
Bước 3: Nhanh tay đổ bột vào chảo, dàn mỏng khoảng 20 cm. Hãy chừa lại một ít bột cho công đoạn phía sau nhé.
Bước 4: Rắc bột cá bào lên mặt bánh, chờ bánh chín vàng.
Bước 5: Cho bắp cải lên bánh, sau đó là bột chiên xù, hành lá, giá đỗ, cuối cùng là thịt ba chỉ (hoặc hải sản). Đừng cho quá nhiều nguyên liệu nhé, sẽ khó lật mặt bánh lắm đấy.
Bước 6: Rót phần bột còn lại lên trên cùng.
Bước 7: Khi bánh vàng, dùng hai xẻng lật mặt bánh cho phần nguyên liệu chín đều.
Bước 8: Giảm nhiệt độ xuống khoảng 160 – 180℃. Đừng đè mạnh bánh vì sẽ mất đi độ mềm xốp của bánh đấy, chỉ dùng xẻng đảo nhẹ nhàng xung quanh bánh thôi.
Bước 9: Tiếp đến cho phần mì ra chảo xào nóng, cho thêm sốt yakisoba để tăng thêm hương vị đậm đà. Sau đó dàn đều mì ra để đặt phần bánh trước đó lên.
Bước 10: Đập quả trứng vào chảo, đánh phần lòng đỏ sau đó đặt phần bánh lên trên mặt khi trứng vẫn chưa chín vàng.
Bước 11: Khi trứng vàng đều, lật mặt lại, phủ sốt Okonomiyaki, rong biển, mayonnaise lên bánh.
Bước 12: Chén nào!!
Đoạn video hướng dẫn cách làm Okonomiyaki:
Có thể nói, nếu như đã từng thưởng thức qua ẩm thực Nhật Bản mà ăn thử Okonomiyaki thì là một thiếu sót rất lớn đấy. Khi có thời gian, hãy cùng gia đình, bạn bè của bạn “đánh chén” ngay món bánh thơm lừng này ngay nhé.

1 Comments

Previous Post Next Post