Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã sử dụng một lượng lớn chất độc màu da cam để khai hoang đất rừng cũng như phá hủy những nơi ẩn nấp và hoạt động của du kích. Tuy nhiên hậu quả của nó đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều thế hệ con người Việt Nam.
Ước tính có 4,8 triệu người bị nhiễm loại hóa chất này, hàng trăm nghìn người trong số họ đã qua đời, và hàng triệu người bao gồm con cháu của họ vẫn đang sống với phần tiếp theo của cuộc đời với những căn bệnh do chất độc này gây nên.
Bộ ảnh này được thực hiện bởi họa sĩ – nhiếp ảnh gia Nguyễn Vũ Phước (1967), đối với anh nhiếp ảnh có thể truyền tải thông điệp một cách tốt nhất cho tất cả mọi người, và nó cũng giống như một cuốn nhật ký về cuộc đời. Anh đã đi đến nhiều nơi để bắt lấy những khoảnh khắc cuộc sống hàng ngày của tất cả mọi người xung quanh mình.
Trong vô số những bức ảnh anh chụp về cuộc sống của người dân Việt Nam, thì đây là bộ ảnh mà anh cảm thấy thật sự ấn tượng nhất. Anh muốn kể cho mọi người về câu chuyện của một cô gái mạnh mẽ với những khó khăn về vật chất và một thân thể không lành lặn.
Trong một ngôi làng nghèo ở phía Bắc miền quê Việt Nam, có một ngôi nhà nhỏ, nơi có một cô gái trẻ tên là Nguyệt sinh sống. Cô là một trong nhiều người phải sống tiếp với những tàn tích của chiến tranh. Từ khi sinh ra cô đã không có tay vì vậy mọi sinh hoạt hàng ngày của mình được cô thay thế bằng đôi chân. Cô ước mơ có một căn nhà nhỏ để có thể sống độc lập và có một cuộc sống bình yên trong ngôi làng.
Nguyệt đang sinh sống với cha mẹ tại Vĩnh Phúc, một tỉnh nằm phía Tây Bắc Hà Nội. Cô có thể làm việc nhà, chăm sóc cháu trai và cháu gái của mình để phụ giúp gia đình. Khi có thời gian rảnh cô thường đọc sách và truy cập internet để nâng cao kiến thức.
Nguồn: boredpanda.com
Theo daikynguyenvn
Tags:
THƯ VIỆN ẢNH