Mía – Vua của các loại thực phẩm về bổ khí huyết

Thành phần sắt có trong cây mía đứng đầu trong các loại hoa quả, mệnh danh là vua về bổ huyết ( Ảnh: Internet)
Thành phần sắt có trong cây mía đứng đầu trong các loại hoa quả, mệnh danh là vua về bổ huyết ( Ảnh: Internet)
Trong cuốn Bản thảo cương mục (Bộ sách gồm 5 cuốn về tác dụng cách dùng của các loại thảo mộc hoa, quả xung quanh chúng ta) đã gọi cây mía là “quả tì”. Ban đầu nước mía được gọi là” canh phúc mạch tự nhiên”, có thể dùng để kiện tì ích khí, sinh dương, dưỡng huyết, được đánh giá rất cao, mía có tính ngọt, lại chứa hàm lượng sắt cao hơn so với các loại hoa quả, sắt là chất chủ yếu để tạo ra hồng cầu trong cơ thể con người.
1. Vua về bổ huyết
Nói tới các loại thực phẩm bổ huyết, người ta có thể kể ra không ít, ví dụ như: táo tàu, cao ngựa bạch, đường đỏ, gan lợn, đậu đỏ, mộc nhĩ, long nhãn v.v. Nhưng, công dụng bổ huyết của mía tốt hơn so với những loại thực phẩm thường thấy. Trong y học mía được mệnh danh là vị vua về bổ huyết.
Đường ăn mà hàng ngày chúng ta dùng, hầu như đều được chiết xuất từ mía (Ảnh: Internet)
Đường ăn mà hàng ngày chúng ta dùng, hầu như đều được chiết xuất từ mía (Ảnh: Internet)

2. Mía có thể sản xuất thành đường
Nói tới mía không ít người thường nghĩ ngay tới một từ: Ngọt. Hàm lượng đường trong cây mía rất phong phú, 20% chất trong cây mía là đường, bao gồm các loại đường sucrose, fructose, glucose tổ hợp thành. Đường ăn dùng trong sinh hoạt hằng ngày hầu như đều chiết xuất từ mía.
Mía thường được trồng nhiều tại các vùng đất trồng ôn đới, nhiệt đới ở phương Nam. Nhiệt độ ở phương Nam tương đối cao, cùng với chất màu mỡ trong đất sẽ tạo điều kiện cho cây mía phát triển thuận lợi. Khi có đầy đủ ánh nắng mặt trời, cây có thể quang hợp, chuyển hóa carbon dioxide và nước thành đường glucose, khi nhiệt độ càng cao, ánh nắng mặt trời càng đầy đủ thì càng có tác dụng quang hợp tốt. Như vậy có thể làm cho cây mía tích tụ nhiều đường hơn.
Nước mía nướng: Cây mía để cả vỏ bên ngoài nương nóng lên, sau đó mới róc vỏ và ép lấy nước, uống lúc nóng có thể dữ ẩm dưỡng da. (Ảnh: Internet)
Nước mía nướng: Cây mía để cả vỏ bên ngoài nương nóng lên, sau đó mới róc vỏ và ép lấy nước, uống lúc nóng có thể dữ ẩm dưỡng da. (Ảnh: Internet)
3. Bổ sung đường huyết
Trong cây mía ngoài thành phần đường phong phú, còn có hàm lượng nước rất cao. Mía có thể dùng ép lấy nước uống vào mùa hè, có tác dụng giải nhiệt và giải độc. Đây là loại nước giải khát thiên nhiên mà rất nhiều người ưa thích sử dụng vào mùa hè.
Từ xa xưa, nước mía là một trong những bài thuốc dân gian được lưu truyền lại của người xưa. Nước mía nóng là thực phẩm kỳ diệu bổ huyết trong mùa đông.
Nước mía nóng được làm như sau: để cả mía còn nguyên vỏ, nướng lên cho tới khi tấm mía dậy mùi thơm rồi mới róc bỏ vỏ, ép lấy nước, uống lúc đang còn nóng ấm. Như vậy có thể giữ ẩm làm đẹp da, đặc biệt có tác dụng tốt trong việc bổ sung sinh lực cho phụ nữ sau sinh.
Ngoài ra, mía còn rất giàu vitamin, chất béo, protein, canxi, axit hữu cơ, chất khoáng… Đặc biệt hàm lượng sắt trong mía, là cao nhất so với các loại hoa quả. Trong 1kg mía, hàm lượng sắt cao tới 9 mg. Khi vào cơ thể, lượng sắt sẽ đi vào trong máu, có hỗ trợ rất lớn cho việc tạo máu, đồng thời, cũng có công dụng giữ ẩm dưỡng da. Những người bị thiếu máu có thể ăn nhiều mía. Do đó, từ xa xưa đã có nhiều danh y nổi tiếng đánh giá rất cao cây mía, xem như là “thuốc bổ huyết”.
Loại trái cây duy nhất dùng được phần thân cây đó chính là cây mía, cũng là một trong những loại trái cây có chứa nhiều chất xơ nhất (Ảnh: Internet)
Loại trái cây duy nhất dùng được phần thân cây đó chính là cây mía, cũng là một trong những loại trái cây có chứa nhiều chất xơ nhất (Ảnh: Internet)
4. Các công dụng khác của cây mía
Trong cuốn “Bản thảo cương mục” có viết: Mía có tính bình, có các công dụng như thanh nhiệt hạ khí, trợ tì kiệm vị, tốt cho đường ruột, giải khát tiêu đờm, giải rượu giảm căng thẳng, có thể cải thiện các triệu chứng như khát nước, khó chịu, táo bón, say rượu, hôi miệng, phế nhiệt ho cảm, viêm họng… Có thể thấy mía mang lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe cho chúng ta.
Nhuận phế kiện vị:
Vào mùa thu rất nhiều người có thể cảm thấy phế khô, thân thể như mất nước, xuất hiện trạng thái táo bón, vậy nên mía có thể có tác dụng rất tốt đối với việc làm ẩm phế. Vào mùa thu vì nhiệt độ giảm xuống, rất nhiều người có thể cảm thấy ăn không ngon miệng, rối loạn tiêu hóa, gây ra tổn thương cho niêm mạc dạ dày. Ăn mía có thể có tác dụng kiện vị dạ dày, có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ bổ sung dịch vị dạ dày vào mùa thu.
Đồng thời vì hàm lượng đường trong mía cao, đối với người bị huyết áp thấp có thể ăn một chút để bổ sung. Nước mía là loại nước uống tốt nhất cho các bệnh nhân bị bệnh huyết áp thấp. Những người bị huyết áp thấp và người bị khô rát miệng lưỡi đều thích uống nước mía, do vậy nước mía còn được gọi là: Canh phúc mạch thiên nhiên.
Ăn một chút mía có hiệu quả làm giảm hôi miệng ( Ảnh: Internet)
Ăn một chút mía có hiệu quả làm giảm hôi miệng ( Ảnh: Internet)
Có thể giải rượu và giảm hôi miệng:
Hiện nay uống rượu bia là điều khó tránh trong các hoạt động giao lưu gặp gỡ và vui chơi giải trí. Nhiều người khi uống rượu xong cảm thấy đau đầu, đồng thời cảm giác rất khát nước, vì vậy ăn mía vừa có tác dụng giải rượu, lại có thể giải quyết được cơn khát. Ăn mía cũng có hiệu quả trong việc phòng tránh hôi miệng. Nhiều người khắc phục vấn đề hôi miệng bằng cách ăn kẹo cao su, nhưng ăn mía sẽ còn có tác dụng tốt hơn.
Chú ý: Mía có thể không thích hợp sử dụng cho người tì vị hư hàn, lạnh bụng.
Lời khuyên: Mùa đông nếu ăn mía, nên cắt thành khúc dài từ 20cm-30cm, cho vào nồi luộc 10 phút, sau đó mới róc bỏ vỏ, khi ăn sẽ ngọt hơn.

Post a Comment

Previous Post Next Post