Hà Nội: Thông tin gây sốc về đường dây mua bán thận 150-200 triệu đồng/quả

Ông Lê Huy (ở giữa) - Phó trưởng Phòng cảnh sát hình sự, Công an TP Hà Nội tại cuộc họp giao ban báo chí của Thành ủy Hà Nội. (Ảnh: nguoiduatin.vn)
Ông Lê Huy (ở giữa) - Phó trưởng Phòng cảnh sát hình sự, Công an TP Hà Nội tại cuộc họp giao ban báo chí của Thành ủy Hà Nội. (Ảnh: nguoiduatin.vn)
Đây là thông tin được thượng tá Lê Huy – Phó trưởng Phòng cảnh sát hình sự (Công an TP Hà Nội) đưa ra tại cuộc họp giao ban báo chí của Thành ủy Hà Nội chiều 1/12 vừa qua.
Tại buổi họp báo, ông Lê Huy đã cho biết thông tin gây bất ngờ với nhiều người về đường dây mua bán thận, đây là loại tội phạm mới đặc biệt nguy hiểm: “Đối tượng ngoài tỉnh về thuê nhà tại địa bàn thành phố để tìm các thanh niên khỏe mạnh có nhu cầu bán thận sau đó cấu kết với các đối tượng ở TP.HCM, Đà Nẵng, Nam Định làm giả giấy tờ đưa vào Bệnh viện Trung ương Huế bán thận với giá 150-200 triệu đồng. Còn người bán chỉ nhận được từ 100-150 triệu đồng”, báo Người Đưa Tin dẫn lời ông Huy.
Thông tin được biết, đa số những người bán thận là thanh niên, người nghèo, “con nợ”… những người được cho là trong “bước đường cùng” về tài chính, liều mình bán thận để trả nợ hoặc trang trải cuộc sống.
Trước đó, vào tháng 7 vừa qua, Cục Cảnh sát hình sự đã bắt giữ, khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Việt Dũng (32 tuổi, trú tại Hải Phòng) về tội “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” nhằm mục đích hợp pháp hóa cho những phi vụ môi giới mua bán thận kiếm lợi nhuận. Liên quan đến vụ việc, Lê Thị Yến (50 tuổi, trú tại TP Nam Định) và 1 người khác cũng bị điều tra.
Thông tin trên báo Gia Đình và Xã Hội, theo lời khai của những đối tượng, họ cho biết đã câu kết với nhau để hình thành một đường dây môi giới mua bán thận cho những người có nhu cầu ghép thận. Vai trò của bà Yến là biết ai có nhu cầu muốn mua thận để ghép hoặc bán thì liên hệ với Dũng để tìm người bán. Còn Dũng lên mạng Internet, gọi đến những số điện thoại liên hệ để lại của những người có nhu cầu bán thận và thỏa thuận với họ giá cả, thường là 150 triệu đồng/quả thận.
Với mỗi ca ghép, người mua thận phải chi trả thường từ 220 triệu đến 300 triệu cho phía môi giới và bán thận. Sau khi chi trả hết các chi phí, trả cho bà Yến tiền môi giới khoảng 3-5 triệu đồng thì Dũng kiếm được khoảng 25-30 triệu đồng/ca.
Theo quy định, một ca ghép thận trước khi tiến hành thì phải có rất nhiều giấy tờ như: Giấy xác nhận người cho thận và người bán thận có mối quan hệ anh em, họ hàng; giấy cam kết của người đại diện gia đình người cho thận đồng ý cho thận..v.v.. Các đối tượng buôn bán thận thường làm giả tất cả các giấy tờ này để qua mặt cơ quan chức năng.

Ở Việt Nam, đáng báo động là nhiều ca ghép thận được thực hiện không phải từ những quả thận được tự nguyện hiến tặng (hoặc bán) mà bị lừa mua, ‘dụ dỗ’ từ những người cả tin, thiếu hiểu biết, hoàn cảnh khó khăn… Nhiều bác sĩ cũng liên quan tới các cửa thủ tục để mua bán, cấy ghép thận trót lọt.

Những đường dây mua bán thận xuyên quốc gia
Vào tháng 7/2013, PV báo Người Đưa Tin đã ‘thâm nhập’, điều tra về đường dây dây buôn bán nội tạng người trải dài từ Nam ra Bắc, chủ yếu được kín đáo hoạt động trong các bệnh viện. Theo xác định, tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những địa bàn trọng điểm của đường dây này.
Khi nói về thời gian để tìm thấy một quả thận phù hợp, “cò nội tạng” tên Hiệp – môi giới chuyên nghiệp trong đường dây buôn bán nội tạng người cho biết: “Đơn giản ấy mà, 2 ngày là tôi tìm được quả thận để bán cho các anh, nhưng phải chính xác thời gian đấy. Không hẹn người ta đến mà sai thì không hay”.
Tại Bệnh viện Trung ương Huế, đối tượng Thu – người trong đường dây buôn bán nội tạng cho PV báo Người Đưa Tin biết: “Em đưa người thân đến ghép thận ở đây, chị sẽ tìm người bán thận cho em và chị sẽ móc nối lên gặp trực tiếp bác trưởng khoa. Lúc đó bác cho mình làm thì mình làm luôn. Còn nếu mình muốn nhanh nhất thì bỏ bì thư cho bác sỹ trực tiếp. Nhanh và gọn luôn”.
Bà Thu còn cho biết: “Không chỉ tại Bệnh viện Huế, tại nhiều bệnh viện, các ca ghép nối nội tạng vẫn diễn ra thường nhật. Trong đó có ca hiến tặng thật, nhưng cũng không ít có cả ca mua bán. Về thủ tục thì chúng tôi làm như nhau, nhưng việc mua bán chỉ diễn ra ngầm”.
Vào đầu tháng 8/2014, theo một phóng sự của báo Tuổi Trẻ, đường dây buôn thận tại Huế có “vòi bạch tuộc” trên khắp cả nước đã tìm được khoảng 30 thanh niên trẻ đi bán thận và cho “tập kết” chờ ở các nhà nghỉ. Trung bình mỗi ngày có 2-3 thanh niên trẻ ở các vùng quê nghèo bị “sa bẫy” hoặc tự liên hệ để bán thận.
Tháng 9/2014, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến – người được Bộ Y tế giao phụ trách lĩnh vực ghép tạng cho báo Tuổi Trẻ biết, “Ở Trung Quốc cũng có chuyện mua bán thận như vậy”. 
Một bác sĩ chuyên khoa thận niệu kể với PV Tuổi Trẻ rằng, phòng mạch của ông có nhiều bệnh nhân suy thận và đã được ghép thận đến khám, theo dõi sức khỏe định kỳ. Trong đó có 1 người suy thận giai đoạn cuối cần được ghép thận để duy trì cuộc sống, người này tìm được người cho thận và dự định qua Trung Quốc hoặc Campuchia ghép thận. Trước khi đi, bệnh nhân này đến hỏi ý kiến và bác sĩ khuyên không nên đi vì có không ít người đi ghép về đã chết, nhưng người này vẫn quyết tâm đi.
1 tháng sau bệnh nhân này quay lại khám bệnh và cho bác sĩ biết: “Xin lỗi bác sĩ, sang bên đó tôi thấy tội nghiệp quá. Qua đó thấy có hẳn một làng gọi là “làng bán thận” gồm rất nhiều người Việt Nam mình. Thấy vậy tôi thôi không ghép nữa. Tôi thấy thất đức quá, mặc dù mình cũng phải trả tiền cho người ta nhưng mà tôi quyết rồi, không ghép thận nữa. Tôi thà sống lúc nào thì sống, chết lúc nào thì chết chứ không thể đổi mạng sống của mình bằng sức khỏe người khác…”
Được biết, nhiều bệnh nhân ở Việt Nam có điều kiện đã qua Trung Quốc ghép tạng: gan, thận, tim.. Tuy nhiên, hầu hết trong số họ không rõ nguồn nội tạng này đến từ đâu.
Sinh viên Tô Công Luân sau khi sang Trung Quốc bán thận đã bị liệt não và tử vong ở quê nhà tại thị trấn Phước Dân (huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) vào ngày 21/6/2008 – (Ảnh: vnexpress.net)
Sinh viên Tô Công Luân sau khi sang Trung Quốc bán thận đã bị liệt não và tử vong ở quê nhà tại thị trấn Phước Dân (huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) vào ngày 21/6/2008 – (Ảnh: vnexpress.net)
Trung Quốc – Nguồn cung cấp nội tạng lớn nhất thế giới
Trung Quốc được xem là quốc gia có nguồn cung cấp nội tạng lớn nhất thế giới.
Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thừa nhận mỗi năm có khoảng 10.000 ca phẫu thuật cấy ghép tạng, đồng thời giải thích rằng, những cơ quan nội tạng đó đến từ những tù nhân bị tử hình. Nhưng căn cứ theo báo cáo của Tổ chức Nhân quyền tại Mỹ, thì năm 2013, Trung Quốc chỉ có 2.400 trường hợp thi hành án tử hình, trong khi đó toàn quốc chỉ có 37 người đăng ký tình nguyện hiến tạng tại Hội Chữ thập đỏ.
Theo Báo cáo của Freedom House năm 2015 (tổ chức phi chính phủ quốc tế theo dõi tiến trình dân chủ hóa toàn cầu), trong 10 năm, từ năm 2002 đến 2012, “Có 100.000 học viên Pháp Luân Công bị đưa vào trại cải tạo lao động và nhà lao…”, nguồn ghép tạng của Trung Quốc đa phần là từ các học viên Pháp Luân Công bị mổ cắp nội tạng sống
Thông tin mới nhất vào tháng 6/2015 vừa qua, Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (World Organization to Investigate the Persecution of Falun Gong – WOIPFG) đã cho công bố kết luận điều tra: ĐCSTQ dưới sự chỉ huy của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đã giết trên 2 triệu học viên Pháp Luân Công để mổ sống lấy nội tạng”. Do thông tin bị chính quyền Trung Quốc kiểm duyệt và bưng bít nghiêm ngặt đồng thời xóa bỏ các chứng cứ liên quan, nên trên thực tế con số này có thể còn cao hơn rất nhiều.
Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) đã cho công bố kết luận điều tra: “ĐCSTQ dưới sự chỉ huy của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đã giết trên 2 triệu học viên Pháp Luân Công để mổ sống lấy nội tạng”. (Ảnh: diễn lại cảnh mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công. Nguồn: Đại Kỷ Nguyên)
Hơn 16 năm qua, ĐCSTQ đã mổ cắp nội tạng sống trên 2 triệu học viên Pháp Luân Công, kinh doanh thu về hàng tỷ USD mỗi năm. (Ảnh: Tái diễn cảnh mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công/Đại Kỷ Nguyên)
Ngày 28/9 vừa qua, kênh truyền hình PBC của Mỹ đã phát sóng bộ phim tài liệu “Hard to Believe” (tạm dịch: Điều khó tin). Đoạn phim tài liệu này cho thấy nhiều chứng cứ chứng minh tội ác mổ cướp nội tạng sống của ĐCSTQ là có thật. Thông qua kết quả điều tra nghiên cứu của các chuyên gia về vấn đề Trung Quốc, gồm có các bác sĩ, luật sư và cả lời khai của nhân chứng, đã chứng minh được rằng: ĐCSTQ không chỉ mổ cướp nội tạng sống các tù nhân lương tâm, mà còn hình thành một ngành công nghiệp buôn bán, cấy ghép tạng hoàn chỉnh.
Ông David Matas – một luật sư nhân quyền nổi tiếng người Canada từng tiến hành điều tra về nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc cho biết trong bộ phim “Hard to Believe”: “Số học viên Pháp Luân Công bị giam giữ là rất nhiều, họ bị đối xử một cách thậm tệ. Họ trở thành lượng lớn những người có thể bị hy sinh cho những ca ghép tạng”.
Ngày 3 và 6/10, “Daily Mail” và “Mirror”, 2 trang báo có số lượng phát hành lớn nhất tại Anh quốc đã giới thiệu bộ phim tài liệu “Hard to Believe”, miêu tả về việc mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Bộ phim nêu ra vấn đề vì sao một tội ác kinh hoàng thế này mà thế giới lại không chú ý đến?
Báo Daily Mirror giới thiệu phim tài liệu "Hard to Believe" mới nhất công chiếu tại Mỹ
Báo Daily Mail giới thiệu phim tài liệu “Hard to Believe” mới nhất được công chiếu tại Mỹ.
1510061516112382--ss1
Báo Mirror giới thiệu phim tài liệu “Hard to Believe”.
Hiện nay, Việt Nam đã có “Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác” (Luật số 75/2006/QH11 của Quốc hội). Trong đó, tại Điều 11 có quy định rõ, cấm mua bán mô, bộ phận cơ thể người, cấm quảng cáo, môi giới việc cho nhận, hiến bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại..vv.vv..
Tuy nhiên, bất chấp pháp luật, trên khắp tỉnh thành cả nước hiện nay đã xuất hiện nhiều đường dây mua bán, lừa đảo mua bán nội tạng người với mục đích thương mại. Nếu không có biện pháp xử lý, các đường dây này sẽ phát triển mạnh hơn nữa và sẽ có thêm nhiều nạn nhân bị lừa bởi các đường dây này.

Post a Comment

Previous Post Next Post