Bí quyết kinh doanh: làm giàu trên nền tảng đạo đức có khả thi không?

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)
Trong bài trước, chúng ta đã biết vai trò của chữ Tín trong kinh doanh từ cổ xưa đến hiện đại . Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thêm các bí quyết khác.
Đức Khổng Tử tin tưởng rằng, mặc dù con người muốn giàu có hay nổi tiếng nhưng thiện tâm và những tiêu chuẩn đạo đức cao lại còn quan trọng hơn. Ở phương Tây cũng có nét tương đồng, mô hình tháp nhu cầu Maslow nổi tiếng cho biết nhu cầu thứ 4 của con người là nhu cầu được tôn trọng, còn nhu cầu cao nhất là tự thể hiện (bao gồm: đạo đức, sáng tạo, công nhận…). Chính vì vậy khá nhiều tỷ phú trên thế giới đã hiến tặng phần lớn tài sản của họ cho các dự án nhân đạo, cho hoạt động từ thiện. Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh quyết liệt hiện nay, những tưởng doanh nhân chỉ nghĩ đến lợi nhuận, các cách tăng doanh thu, các chiêu marketing, nhưng vẫn có một bộ phận kinh doanh dựa trên nền tảng đạo đức và họ rất thành công.
Doanh nghiệp giống như con người: phải chú trọng đạo đức
Tại Nhật Bản, một trong những doanh nhân mẫu mực là ông Kazuo Inamori, người sáng lập tập đoàn Kyocera và là Chủ tịch hiện tại của Hàng không Nhật Bản. Ông Inamori khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng và đã thành lập hai công ty – Tập đoàn Kyocera và công ty viễn thông lớn thứ hai tại Nhật Bản, “KDDI”, và cả 2 đều nằm trong số 500 công ty lớn nhất thế giới do tạp chí Fortune bình chọn. Trong 47 năm từ khi thành lập, tập đoàn Kyocera chưa bao giờ bị lỗ, đây là một thành quả vượt bậc.
Kinh te
Khi được hỏi về bí mật thành công, ông Inomori có một câu trả lời vô cùng đơn giản. Ông tin rằng điều quan trọng nhất trong cuộc đời là phải đặt câu hỏi: “Tại sao chúng ta có mặt tại đây?” Câu trả lời của ông là:“Chúng ta có mặt ở đây để nâng cao đức tính của chúng ta. Chúng ta muốn trở thành một người có đạo đức tốt hơn khi chúng ta mới sinh ra, và không còn một mục đích nào khác. Để hiểu tại sao chúng ta có mặt tại đây, chúng ta cần phải tìm một con đường chân chính”. Ông tin rằng không có sự khác biệt nào giữa việc ứng xử trong cuộc sống hằng ngày và cư xử trong kinh doanh.
Quan điểm của ông Inamori xuất phát từ văn hoá truyền thống phương Đông, đặc biệt là văn hoá Phật giáo. Những quan niệm triết lý của Khổng Tử và Đức Phật là căn bản trí tuệ của ông. Ông tin rằng bản thân doanh nghiệp cũng giống như con người đã tạo ra nó, do đó đức tính và những tiêu chuẩn đạo đức của con người rất quan trọng. Nếu một người không có những tiêu chuẩn đạo đức cao, người đó không thể tạo dựng một doanh nghiệp tốt. Người đó phải nâng cao đức tính của mình để phát triển công việc kinh doanh. Vì thế, bí mật để thành công chính là phải nâng cao đức tính.
Kinh te1
Inamori chỉ mới 27 tuổi khi ông thành lập Tập đoàn Kyocera. Khi ấy, ông không có kinh nghiệm nào và không biết phải tiến hành ra sao. Ông quyết định làm theo lời khuyên của cha mẹ và thầy giáo của ông về tầm quan trọng của sự trung thực, vui vẻ, thành tín, biết ơn, thật thà, nhẫn nhục, kiên nhẫn, tin cậy, công lý, kính trọng, vị tha, siêng năng, tiết kiệm, chịu khổ, không oán hận hay ganh tị, đồng thời ghi nhớ ‘một điều bất lợi có thể trở thành một lợi điểm’, v.v. Những quan niệm này tất cả đều là những tiêu chuẩn đạo đức căn bản. Khi gặp khó khăn, ông tìm thấy câu câu trả lời bằng việc suy xét xem những điều đó đúng hay sai, thiện hay ác. Tóm lại, để đánh giá các vấn đề, ông đều hoàn toàn dựa trên lương tâm. Ông đã lãnh đạo công ty của mình đến thành công bằng cách đi trên con đường chân chính.
Người xưa tin rằng sống, chết, giàu có, và địa vị xã hội mà một người có thể đạt được đều tùy thuộc vào số phận. Đúng vậy, mỗi người trong cuộc sống đều phải lệ thuộc vào rất nhiều yếu tố chi phối xung quanh: người làm nông nghiệp phải phụ thuộc thời tiết, người làm công nghiệp phải phụ thuộc thị trường, con người sống phải có bệnh, ngoài bản thân mình thì có rất nhiều mối quan hệ xung quanh chi phối, đó đều là những yếu tố không thể kiểm soát. Vì vậy, nền tảng của đời sống phải dựa trên công bằng và đạo đức. Nếu của cải tích lũy là kết quả của đạo đức tốt, thì nó mới bền vững. Còn những người không có đạo đức thì tài sản và hư danh của họ cũng dễ tan biến, nếu có tồn tại cũng không quá 3 đời và bản thân họ sẽ đối mặt với sự nghèo khổ và hoạn nạn trong nhiều kiếp sống tiếp theo.

Nguyên lý mới cho kinh doanh: Chân – Thiện – Nhẫn
Tại nước Úc, có một doanh nhân trẻ tên là Mark Hutchison, anh tạo dựng doanh nghiệp mang tên Bamboozle vào năm 2002, sau khi tốt nghiệp đại học. Trong vòng 4 năm, Bamboozle đã thành công đến mức Mark được giải thưởng là một trong “40 doanh nhân dưới 40 tuổi” của nước Úc. Tuy nhiên vấn đề sức khỏe dai dẳng khiến anh không thể tập trung cho kinh doanh. Dù tìm nhiều phương pháp khác nhau nhưng sức khỏe ngày càng tồi tệ. Thật may, anh có dịp đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân – cuốn sách giảng về các quy luật trong cuộc sống và vũ trụ, trong đó hướng dẫn nâng cao tâm tính con người theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Sau đó, Mark chủ động thay đổi cách kinh doanh, cũng như cách ứng xử hàng ngày để tuân theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Tất cả gia đình, nhân viên và khách hàng của anh đều được hưởng lợi và thấy rõ sự khác biệt. Trước kia phương châm “theo đuổi lợi nhuận” là tiêu chí hàng đầu của anh trong kinh doanh, nhưng giờ anh bắt đầu “thuận theo tự nhiên”. Anh hiểu rằng: khi lấy “lợi nhuận” làm chính, các doanh nhân luôn luôn theo đuổi lợi nhuận cao hơn nữa, nó nuôi dưỡng cái tôi của họ và khiến họ không thể yên bình.
Mark đạt giải thưởng “Showroom của Năm” vào năm 2014
Mark đạt giải thưởng “Showroom của Năm” vào năm 2014
Với những thay đổi đó, không chỉ sức khỏe trở lên tốt đẹp mà việc kinh doanh của Mark cũng luôn tăng trưởng ổn định. Năm 2008, công ty của anh đã thực hiện gấp đôi công việc năm 2006. Năm 2009, Bamboozle đạt giải thưởng quốc gia “Giải thưởng Kinh doanh của nước Úc” vì vận hành công ty theo cách chuyên nghiệp và hệ thống. Năm 2010, Bamboozle được đề cử vào chung kết cho cả 2 giải: “Giải Kinh doanh Gia đình nước Úc”  “Giải Kinh doanh Telstra”. Mark cũng là một trong những doanh nhân của giải thưởng “Doanh nhân của Năm” của Ernst & Young. Năm 2012, công ty tiếp tục tăng trưởng khi thành lập thêm 2 công ty mới trong lĩnh vực bán lẻ và sản xuất. Năm 2014, công ty con của Bamboozle – Lifewood – đạt giải thưởng uy tín toàn quốc cho“Showroom của Năm”. (xem bài chi tiết)
Chân – Thiện – Nhẫn là nguyên lý chỉ đạo của môn Pháp Luân Đại Pháp đang được hơn 100 triệu người từ 114 quốc gia và vùng lãnh thổ tập luyện. Trong số những người tu tập Pháp Luân Đại Pháp, có rất nhiều doanh nhân từ khắp nơi trên thế giới. Trong hoạt động kinh doanh của mình, họ luôn tuân theo nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn”, từ đó mà dần dần xem nhẹ và buông bỏ tâm theo đuổi danh lợi, mà nhờ vậy công việc kinh doanh lại càng thêm khởi sắc, khách hàng càng thêm tin tưởng, môi trường quản trị trở lên hòa ái. Ông Ki Tae Jeong là phó tổng giám đốc phụ trách phát triển kỹ thuật của một công ty viễn thông lớn nhất Hàn Quốc, ông đã tu luyện Pháp Luân Công được 14 năm. Cảm nhận sâu sắc nhất của ông là sau khi tu luyện Pháp Luân Công, trí tuệ ông được khai mở và khả năng xử lý công việc tốt hơn.

Ông nói: “Sau khi theo Đại Pháp, tôi thường đưa ra được những ý tưởng và cách giải quyết công việc độc đáo, điều này khiến cho công ty chúng tôi trở thành không có đối thủ trên thị trường viễn thông Hàn Quốc.” Mọi người đều công nhận khả năng phi thường của ông là nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Ông Ki Tae Jeong và vợ
Ông Ki Tae Jeong và vợ đang cầm biểu ngữ: “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân Thiện Nhẫn hảo!”
Phát triển mô hình kinh doanh lành mạnh phù hợp với đạo đức
Dường như, việc giữ vững đạo đức, làm một người tốt, có thể sẽ bị thiệt thòi ở một thời điểm, một sự khía cạnh nào đó, nhưng cuối cùng cũng sẽ mang đến phúc lành và một tương lai tốt đẹp. Rất nhiều người có cái nhìn sâu sắc đã chỉ ra rằng, một mô hình phát triển kinh doanh lành mạnh là phù hợp với đạo đức. Có người tôn sùng “luật rừng”, tuyên dương việc đánh bại kẻ khác để tồn tại. Kỳ thực, con người không thể hành xử theo quy luật của loài vật. Có niềm tin chân chính, trung thực, nhường nhịn mọi người, chú ý đến việc tự hoàn thiện, đề cao kỷ luật bản thân, là sức mạnh bên trong để có được lòng người và thị trường. Không ghen tỵ, không đổ lỗi cho người khác, không tranh giành, thành thực giữ vững chữ tín, không gian lận, tâm luôn giữ thiện niệm, nhìn vào mặt tốt của người khác, đó là con đường có khả năng đem đến sự phát triển kinh doanh lành mạnh, do đó cá nhân sẽ có được sự giàu có một cách chân chính và lâu bền.

Post a Comment

Previous Post Next Post