Trong một số gia đình, đặc biệt là ở nông thôn, đàn ông vẫn tự cho mình có quyền quyết định tối cao. Nếu người vợ bất đồng ý kiến, anh ta sẽ viện dẫn câu “phu xướng phụ tùy” (chồng xướng vợ theo), hay “xuất giá tòng phu” mà lấn át vợ.
“Phu xướng phụ tùy” là câu nói xuất phát từ Nho gia. Không ít người nhầm lẫn, gán ghép câu nói này cho Khổng Mạnh. Kẻ được lợi thì lấy cớ làm theo lời dạy của Thánh Hiền, người chịu thiệt thì oán trách người xưa. Vậy sự thật là thế nào?
Mạnh Tử nói “Phu phụ hữu biệt” (vợ chồng có sự khác biệt)
Nho giáo nguyên thủy bắt đầu từ Đức Khổng Tử, cho tới Mạnh Tử. Tư tưởng Khổng – Mạnh phản ánh quan điểm gốc rễ của Nho gia về con người, xã hội và tự nhiên. Mạnh Tử nói:
Phụ tử hữu thân, quân thần hữu nghĩa, phu phụ hữu biệt, trưởng ấu hữu tự, bằng hữu hữu tín, thử nhân chi đại luân dã. Dã tựu thị ngũ luân.
(Cha con có tình thân, vua tôi nhân ái có đạo nghĩa phép tắc, vợ chồng có sự khác biệt, huynh trưởng và trẻ nhỏ có trật tự trên dưới, bạn bè thành thật tin tưởng. Đại Luân của người này, ở đây cũng chính là năm điều luân thường đạo lý).
Rõ ràng, Mạnh Tử không hề nói trong mỗi quan hệ đó ai là người có quyền quyết định, ai là kẻ dưới phải vâng lời. Trong đó, “Phu thê hữu biệt” không hề nói người chồng có quyền tuyệt đối trên người vợ.
Vậy vì sao vợ chồng lại có sự khác biệt?
Tạo Hóa sinh ra đã có trời và đất, thiên địa, âm dương, nam nữ. Đây là trạng thái tự nhiên. Làm một người đàn ông, nếu muốn hợp với “Đạo”, cần phải giống như Trời. Cao vang công chính – ở địa thế trên cao, âm thanh vang rộng công bằng chính trực, tự cường bất tức – tự mình cố gắng mạnh mẽ không nghỉ. Làm một người phụ nữ, để hòa hợp với “Đạo”, cần học theo đức hạnh của Đất, to lớn khiêm nhường, bao dung, lấy đức dày chở muôn vật, vô tư vô oán, chính là: “Địa thế khôn, quân tử dĩ hậu tải vật” (Đất ở tại vị trí của cung Khôn, người quân tử lấy đức lớn mà mang tải vạn vật).
“Phu phụ hữu biệt” đề xướng hòa hợp của tự nhiên, nam nữ nên sống hài hòa theo thiên tính của mỗi người trong hôn nhân và xã hội. Một người đàn ông phẩm cách cao thượng, người phụ nữ tự nhiên sẽ tôn trọng anh ta, thuận theo anh ta. Trong gia đình, nam nhân chính trực cao thượng, bảo hộ thê tử; nữ nhân nhã nhặn khiêm hòa, sinh thành giáo dưỡng con trẻ, ai làm tốt phận người ấy, thì gia đình tự nhiên được hòa thuận.
Nếu như trời không mưa, đất sẽ khô hạn, vạn vật chẳng thể sinh sôi. Cũng như vậy, chồng không làm cột trụ gia đình, vợ mất đi chỗ dựa, cuộc sống gia đình lập tức phát sinh rối loạn. Hoa cỏ cây cối là không thể ly khai khỏi mặt đất, chính như em bé cũng không thể rời xa khỏi mẹ. Đạo lý ấy vi diệu khôn lường. Có thể thấy vợ chồng có nhiệm vụ trong gia đình khác nhau, mà không thể thay thế lẫn nhau.