Nhấn ga, rồ máy nhả khói đen kịt hoặc vừa đi vừa phụt xả là hình ảnh quen thuộc của những chiếc xe buýt trong đô thị. Điều này dù đã được chỉ ra từ cách đây nhiều năm, nhưng trên đường phố hiện vẫn không thiếu những “hung thần” gây ngạt thở như thế này.
Hình ảnh chiếc xe buýt số 51, tuyến Trần Khánh Dư-CV Cầu Giấy (Hà Nội), vừa đi vừa nhả khói đen được người đi đường ghi lại. Người chụp hình cho biết, cứ đi 10m xe lại nhả khói một lần, tháng 11/2015. (Ảnh: Facebook) Một chiếc xe buýt tuyến Bãi Cháy-Vân Đồn (Quảng Ninh) xả khói đen một góc đường, tháng 7/2012. (Ảnh: baoquangninh.com.v) Chiếc xe buýt BKS: 29T – 5487 chạy tuyến Nhổn – Giáp Bát (số 32) liên tục nhả khói trên đường, tháng 9/2009. (Ảnh: nguoihanoi.com.vn) Làn khói thải đen gây ô nhiễm không khí, khiến người đi đường vô cùng khó chịu. (Ảnh: nguoihanoi.com.vn) Suốt hành trình, chiếc xe vẫn tiếp tục nhả khói ám đen toàn bộ bầu không khí xung quanh. (Ảnh: nguoihanoi.com.vn) Một chiếc xe buýt cũng tuyến Nhổn – Giáp Bát (số 32) khác (BKS: 29T – 8374) cũng bị bắt gặp vừa đi vừa xả khói thải đen kịt trên đường, tháng 9/2009. (Ảnh: vnexpress.net) Người đi đường sặc khói dù đã cố gắng né ống xả. (Ảnh: vnexpress.net) Theo lực xả, những ống khói cũng đồng thời thổi tung đám cát bụi lên, tháng 6/2009. (Ảnh: vnexpress.net) Xe quá cũ là một trong những nguyên nhân khiến xe không đáp ứng được các điều kiện thân thiện với môi trường, gây ra lượng khí thải vượt tiêu chuẩn cho phép. Trong hình, xe buýt số 7, tuyến Chợ Lớn – Chợ Gò Vấp (Sài Gòn), tháng 4/2010. (Ảnh: phapluattp.vn) Trong số 3.096 xe buýt đang hoạt động, có tới khoảng 1.700-1.800 xe cần thay thế, ông Dương Hồng Thanh, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP.HCM cho biết hồi năm 2010. (Tin: phapluattp.vn, ảnh: dddn.com.vn) “Xe buýt thường xuyên phải chở quá tải lại di chuyển trong những đường phố đông đúc, nhỏ hẹp nên thường xuyên phải tăng ga, ép số dẫn đến động cơ phải làm việc quá sức, thải khói đen mù mịt là đương nhiên”, anh Trà – tài xế xe buýt 29X – 7745 (Cty Bắc Hà) cho biết hay, theo GTVT. (Ảnh: vnexpress.net) “Mặc dù xí nghiệp bắt buộc bảo dưỡng định kỳ phương tiện, nhưng với lượng khách quá tải và tần suất hoạt động như hiện nay thì xe buýt không phun khói mới lạ”, tài xế xe buýt 29N – 8012 của Xí nghiệp bus Thăng Long cho hay, trên GTVT. Trong hình, một chiếc xe buýt tuyến 02 (bến xe Yên Nghĩa – Hà Đông – Bác Cổ) chạy nghiêng ngả trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội), tháng 5/2015. (Ảnh: danviet.vn) Một chủ cửa hàng sửa xe cho biết, xe có khói đen phía sau ống xả có nghĩa là hiện tại có một lượng xăng không được đốt hết. (Tin: tuoitrethudo.vn, ảnh: Internet) Xe nhả khói đen có thể do lọc gió bị tắc hoặc bị bẩn, bộ chế hòa khí có vấn đề hoặc nhiên liệu có nhiều tạp chất. (Ảnh qua autonet.com.vn) Thoát ra khỏi cổ ống xả gồm ni-tơ oxít NOx (NO, NO2), oxy (O2), carbonic (CO2), nước H2O và carbon mono-oxít (CO). (Tin, ảnh: vnexpress.net) CO2 gây ra hiệu ứng nhà kính, còn CO là thủ phạm chính gây ngạt khí. (Ảnh: baoquangninh.com.v) Người nhiễm độc khí CO có thể bị phá vỡ cấu trúc hồng cầu khiến máu không cung cấp đủ oxy cho các tế bào, dẫn tới hôn mê, tử vong. (Ảnh: Internet) Khí thải từ xe ô tô làm ô nhiễm không khí, gia tăng các bệnh về đường hô hấp (đặc biệt là bệnh viêm mũi dị ứng), tim mạch. (Ảnh: vnexpress.net) Theo số liệu đưa ra từ năm 2008, trong số 24.016 xe chạy bằng dầu Diezen được đăng kiểm thì có tới 4.414 xe không đảm bảo các tiêu chuẩn này, theo Phòng Kiểm định xe cơ giới (Cục Đăng kiểm). (Ảnh: vnexpress.net) theo daikynguyenvn