Trên thực tế, có một nghiên cứu 40 năm qua có thể giúp cha mẹ giải đáp câu hỏi này, nhưng kết luận lại có phần hơi... khác thường khiến nhiều người ngạc nhiên.
Là cha mẹ, chúng ta cố gắng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục con cái, để những đứa trẻ lớn lên có triển vọng. Nhưng nếu hỏi thế nào là "có triển vọng", dù bố mẹ có nói gì đi chăng nữa thì chắc chắn trong đó không thể thiếu yếu tố "kiếm được tiền". Nói một cách thẳng thắn, nhiều bậc phụ huynh mong con mình học hành chăm chỉ, sau này đỗ vào một trường đại học tốt, ra trường tìm được một công việc rủng rỉnh tiền bạc, không chỉ để bản thân có cuộc sống no đủ mà còn có thể giúp đỡ người thân.
Tất nhiên, không ai chỉ trích mong muốn này là quá thực dụng. Suy cho cùng, cơ sở kinh tế quyết định kiến trúc thượng tầng. Có câu "có thực mới vực được đạo", chỉ khi nào nhu cầu vật chất được đáp ứng, người ta mới đòi hỏi những chuẩn mực đạo đức.
Nếu con giỏi thì con sẽ có nhiều cơ hội, nắm quyền quyết định điều con muốn. Ngược lại, con không đủ khả năng thì hãy chấp nhận cuộc đời mình bị người khác điều khiển số phận.
Nhà văn Long Ứng Đài của Đài Loan cũng từng trả lời khi con hỏi "Bill Gates không học cao mà vẫn thành tỷ phú. Vậy tại sao bắt con phải học". Cụ thể, bà đáp:
"Mẹ yêu cầu con học tập chăm chỉ không phải chỉ mong muốn con sẽ thành công hơn những người khác, mà vì hy vọng con có nhiều lựa chọn hơn trong tương lai, tìm được công việc ý nghĩa, đúng với ước mơ mà không cần phải bắt buộc làm những việc nặng nhọc, nguy hiểm.
Nếu con giỏi thì con sẽ có nhiều cơ hội, nắm quyền quyết định điều con muốn. Ngược lại, con không đủ khả năng thì hãy chấp nhận cuộc đời mình bị người khác điều khiển số phận. Con muốn sở hữu thứ mà người khác không chạm tới, thì phải chấp nhận trả giá cho những nỗ lực mà người khác không thể, không có mục tiêu con sẽ không bao giờ có được hạnh phúc".
Khi có khả năng kiếm tiền, sau này trẻ sẽ không phải lo lắng về cuộc sống mưu sinh, có thể tự do lựa chọn cuộc sống mà mình thích. Cổ nhân có câu "Tam tuế khán đại, thất tuế khán lão", ý muốn nói nhìn trẻ lên 3 có thể biết tính cách của chúng lúc trưởng thành, nhìn trẻ lên 7 sẽ biết vận mệnh cả đời của chúng. Liệu trẻ con có khả năng kiếm tiền hay không, có thể nhìn thấy ngay từ nhỏ?
Những đứa trẻ "hư" có xu hướng giàu hơn những đứa trẻ ngoan?
Trên thực tế, có một nghiên cứu 40 năm qua có thể giúp cha mẹ giải tỏa những nghi ngờ này, nhưng kết luận lại có phần hơi... khác thường khiến nhiều người ngạc nhiên. Một nghiên cứu làm đảo lộn suy nghĩ chung của con người: Những đứa trẻ "hư" có xu hướng giàu hơn những đứa trẻ ngoan.
Theo quan điểm này, những đứa trẻ "hư" có khả năng kiếm tiền cao hơn những đứa trẻ ngoan.
Chẳng hạn, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí "Tâm lý học phát triển": Các nhà nghiên cứu đã lấy 700 trẻ em làm đối tượng quan sát, theo dõi chúng từ 12 tuổi đến 52 tuổi, và cuối cùng đưa ra một bản tóm tắt từ góc độ phát triển nghề nghiệp và mức thu nhập của chúng.
Kiểu trẻ nào sẽ phát triển tốt hơn trong tương lai?
Ngoài việc loại trừ ảnh hưởng của các yếu tố như tình trạng kinh tế của cha mẹ, chỉ số IQ và trình độ học vấn của chính đứa trẻ, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng có một yếu tố phổ biến hơn ở các nhóm thu nhập cao, đó là thành tích của họ thời thơ ấu khá "tệ".
Có nghĩa là, khi còn nhỏ, họ luôn thích thách thức cha mẹ, phá vỡ các quy tắc, và không mấy ngoan ngoãn trong mắt giáo viên. Theo quan điểm này, những đứa trẻ "hư" có khả năng kiếm tiền cao hơn những đứa trẻ ngoan. Điều này khác xa với niềm tin phổ biến của các bậc phụ huynh rằng "học thật tốt, học chăm chỉ, đỗ vào trường đại học tốt sẽ tìm được việc làm tốt".
Các nhà nghiên cứu cũng cố gắng suy luận lý do đằng sau, và cuối cùng họ kết luận rằng đó có thể là do những đứa trẻ "hư" sẵn sàng thành công hơn. Bởi khi còn nhỏ, chúng khó được cha mẹ và thầy cô nhìn nhận tích cực, khi lớn lên, chúng càng sẵn sàng theo đuổi thành công để người lớn có cái nhìn khác.
Những trẻ bướng bỉnh thường cũng có xu hướng đặt câu hỏi về những điều xảy ra xung quanh và suy nghĩ vượt quá giới hạn được thiết lập cho chúng. Ngược lại, những đứa trẻ ngoan, học sinh xuất sắc vốn sống trong những lời ca tụng, hào quang ít ham muốn "thành công", "kiếm nhiều tiền" nên dễ sống chung với hoàn cảnh và khả năng kiếm tiền yếu hơn.
Có thể thấy, động lực mạnh mẽ chính là yếu tố lớn nhất dẫn đến thành công của một người.
Tất nhiên, cha mẹ không thể vun vén cho con cái với mục đích chính là "kiếm thật nhiều tiền", trong khi bỏ qua sức khỏe tinh thần của con cái. Nhưng nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng khi một đứa trẻ có kết quả học tập kém hơn, chúng có thể có những tiềm năng khác, tùy thuộc vào việc cha mẹ có thể nhìn, nhận biết và khai thác hay không.
Những đứa trẻ tự ti đều do cha mẹ có tính cách như thế này đây!