Làm giàu từ nông nghiệp là điều hoàn toàn có thể và thực tế đã chứng minh có rất nhiều tấm gương thành công. Sau đây là một vài gợi ý khởi nghiệp nghề nông để các startup tham khảo nếu có đam mê với lĩnh vực này.
Hiện nay, việc lựa chọn khởi nghiệp bằng lĩnh vực nông nghiệp không còn quá xa lạ. Bên cạnh những lĩnh vực khoa học hay công nghệ, nông nghiệp cũng được đánh giá là lĩnh vực tiềm năng được giới trẻ quan tâm. Làm giàu từ nông nghiệp là điều hoàn toàn có thể và thực tế đã chứng minh có rất nhiều tấm gương thành công. Sau đây là một vài gợi ý khởi nghiệp nghề nông để các startup tham khảo nếu có đam mê với lĩnh vực này.
Khởi nghiệp với mô hình trồng rau nhà lưới
Sản phẩm nông nghiệp sạch ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Trong đó, sản phẩm rau sạch có giá trị cao hơn nhiều so với rau cùng loại không đảm bảo tiêu chuẩn sạch và an toàn. Do đó, nông dân hiện nay cũng rất nhanh chóng bắt kịp xu thế khi chuyển mô hình trồng rau truyền thống sang trồng rau nhà lưới.
Trồng rau nhà lưới là mô hình hiệu quả với khả năng chống sâu bệnh tốt, cho năng suất cao và nhất là không bị ảnh hưởng do thời tiết. Hiện nay, rau trồng trong nhà lưới rất được ưa chuộng tại siêu thị và cửa hàng sau sạch, nó cũng là một ý tưởng khởi nghiệp không tồi cho bạn nào có đam mê. Và đây là hướng trồng trọt được nhiều công ty áp dụng để đưa sản phẩm nông nghiệp vào hệ thống siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch.
Trồng nông sản xuất khẩu
Cây nông sản xuất khẩu thường được chọn là cây có giá trị cao, sạch, được chăm sóc đúng quy chuẩn an toàn cho người sử dụng. Đây là phương pháp làm giàu từ nông nghiệp có tính hội nhập cao và có được giá trị kinh tế lớn, có thể mang nông sản Việt đến thị trường quốc tế.
Hiện nay, Việt Nam có khá nhiều mặt hàng nông sản được yêu thích tại thị trường quốc tế như bưởi 5 roi, thanh long, sầu riêng, gạo, hồ tiêu, thủy sản,...
Tuy nhiên, khởi nghiệp từ sản phẩm nông sản xuất khẩu đòi hỏi kiến thức về công nghệ trồng cho đến chế biến, bảo quản và xuất khẩu, số vốn điều lệ đầu tư cũng khá lớn và ngoài việc có được sản phẩm, doanh nghiệp cũng cần xây dựng được thương hiệu cho riêng mình.
Khởi nghiệp mô hình trồng nấm
Các nguồn cung nấm trong nước còn khá ít nên giá nấm đắt đỏ trên thị trường. Đây cũng là một ngành nghề có tiềm năng cho ai muốn khởi nghiệp nông nghiệp. Với số vốn nhỏ ban đầu khoảng 20 triệu, bạn có thể khởi nghiệp trồng nấm quy mô nhỏ, vừa có thể tích lũy vừa có được cơ hội cọ sát thực tế khi khởi nghiệp.
Nấm thành phẩm có thể chỉ mất 3-5 tháng là thu được lợi nhuận. Hiện nay, nấm Linh Chi được nhiều người đầu tư trồng nấm quan tâm. Ngoài ra còn có nấm rơm, nấm mỡ cũng là lựa chọn của nhiều bạn trẻ khởi nghiệp.
Mô hình lúa – tôm
Mô hình sản xuất theo hướng 1 vụ lúa – 1 vụ tôm được nhiều hộ dân tại các tỉnh miền Tây thực hiện, mang đến hiệu quả tốt và cải thiện được đời sống cho bà con. Do mô hình chuyên canh lúa có năng suất thấp, bà con áp dụng phương án mới và có được kết quả tốt hơn.
Với mô hình này, tôm được nuôi trong ruộng lúa và sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên, tôm ít bệnh dịch và sản phẩm thải ra từ tôm dùng để bón cho lúa. Nhờ đó, chi phí đầu tư khá thấp, nhiều bà con có được cơ hội tham gia. Tuy vậy, do việc canh tác lúa sử dụng nhiều thuốc hóa học lâu dần sẽ gây ra một số cản trở, muốn đổi qua mô hình lúa – tôm cần có thời gian làm sạch khu vực nuôi. Bà con cũng cần chuyển đổi đồng loạt với diện tích lớn để tránh việc tôm nuôi bị ngộ độc từ những ruộng xung quanh.
Mô hình lúa – tôm có được giá trị kinh tế cao, tốn ít kinh phí nên hiện nay rất được bà con nông dân vùng miền Tây ưa chuộng thử nghiệm.
Mô hình khởi nghiệp Aquaponics
Aquaponics là mô hình kết hợp thủy sản và thủy canh. Sự kết hợp này mang đến hiệu quả cao về kinh tế. Mô hình Aquaponics sửu dụng chất thải của cá đã qua chuyển hóa các vi sinh vật thành chất dinh dưỡng cần thiết bón cho cây. Ngược lại, cây trồng trong mô hình Aquaponics có thể làm sạch nước và trả nước ngược về bể nuôi mà không cần thải ra môi trường.
Tuy mô hình Aquaponics rất có tiềm năng nhưng chưa được ứng dụng nhiều tại Việt Nam, vốn đầu tư cao và còn nhiều khó khăn về công nghệ.