[KINH NGHIỆM] - ĐÁNH CHỪA SONG SẮT ?
Không, hãy xem cách xử lý của họ.
Cậu bé người Mỹ bị mắc kẹt đầu vào song sắt, cậu không hề khóc, cũng không la hét. Cuối cùng, cách mà cậu bé thoát được không phải là sự trợ giúp của cha mẹ hay lính cứu hỏa, mà chính là…
Cậu bé Joey trong lúc chơi nghịch, đã vô tình khiến đầu mình mắc kẹt vào hàng rào sắt. Trong trường hợp khẩn cấp vậy, cha cậu đã bắt đầu các phương án khác nhau để trợ giúp, nhưng người mẹ từ đầu đến cuối trong đoạn băng có vẻ tỏ ra rất thờ ơ, tay cầm máy điện thoại để quay, thậm chí còn cười lớn. Có lẽ hai chú chó mới lo lắng nhất, không ngừng quanh quẩn bên cậu chủ, thậm chí vươn chân như cố gắng giúp đỡ.
Sau một nỗ lực giải thoát, người cha cũng bó tay và để cho cậu bé nghĩ ra phương án tự cứu mình…
Cậu bé đã rất dũng cảm, không khóc cũng không gào thét. Thay vào đó bình tĩnh suy nghĩ, cha mẹ cũng cho cậu một không gian để có thể độc lập suy nghĩ cách xử lý…
Hãy suy nghĩ, nếu như gặp tình huống tương tự, chúng ta sẽ phản ứng ra sao…?
Có lẽ là… người cha sẽ vừa mắng vừa tìm cách lôi đầu đứa trẻ ra, người mẹ thì vừa hoảng sợ vừa nói: “cái song sắt này thật hư, làm con bị kẹt đầu”, đứa trẻ thì hoảng sợ vừa khóc vừa hét to…
Cuối cùng, gọi cấp cứu, cắt hàng rào, thậm chí đổ lỗi cho công ty xây dựng sao lại có thể nghĩ ra loại lan can nguy hiểm như thế này… Hay thậm chí gọi đến cả phương tiện truyền thông đưa tin…
Hãy để trẻ em học cách lớn lên!
Thông qua phản ứng của cha mẹ Joey, chúng ta càng có thể học được:
Khi trẻ xảy ra vấn đề, không nên quá hoảng sợ, hãy học cách bình tĩnh, giúp trẻ có thể bình tĩnh và có không gian để tự suy xét. Hãy để trẻ em học cách giải quyết vấn đề của riêng chúng.
Trẻ em tự chúng có một tiềm năng vô hạn, các bậc làm cha làm mẹ như chúng ta thường tự đặt ra nhiều giới hạn…
Hầu hết trẻ em nước ta, khi gặp những khó khăn hay thất bại, thường sẽ dùng tiếng khóc để mong có được sự đồng cảm. Lúc này, hầu hết các bậc cha mẹ sẽ không thể nhẫn chịu được và “dang tay giúp đỡ”.
Nhưng… điều này có thực sự tốt không?
Đừng quên rằng, khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề của trẻ em mạnh hơn nhiều so điều chúng ta tưởng tượng.
Đôi khi, điều chúng ta cần làm chỉ là ở bên chúng và động viên…!