Phát hiện những thấu kính cổ đại: ‘Người tiền sử’ đã phát minh ra kính thiên văn?

Trái: 1 bức tranh Johannes Hevelius (1611-1687) vẽ cảnh nhà thiên văn học quan sát qua kính viễn vọng. Phải: thấu kính Visby. (Ảnh: Internet)
Trái: 1 bức tranh Johannes Hevelius (1611-1687) vẽ cảnh nhà thiên văn học quan sát qua kính viễn vọng. Phải: thấu kính Visby. (Ảnh: Internet)
Nhà khoa học kiêm triết gia Hy Lạp nổi tiếng Democritus (sống cách nay khoảng 2.400 năm) từng tuyên bố rằng Dải Ngân Hà bao gồm vô số vì sao. Nếu chưa từng quan sát Ngân Hà qua kính thiên văn trên thực tế thì làm sao ông có thể nói như vậy?
Ngoài Democritus, còn có nhiều tuyên bố khác của các triết gia Hy Lạp và La Tinh cổ đại đã cho thấy nhân loại đã biết đến kính viễn vọng từ một thời kỳ vô cùng xa xưa.
Người tiền sử’ đã phát minh ra kính thiên văn? - Tin180.com (Ảnh 2)Người tiền sử’ đã phát minh ra kính thiên văn? - Tin180.com (Ảnh 1)
Hai triết gia nổi tiếng thời cổ đại: Iamblichus và Democritus

“Người tiền sử” đã phát minh ra kính thiên văn?
Iamblichus Chalcidensis, triết gia người Assyria nổi tiếng thời cổ đại từng nói rằng: “Nhờ compa, thước, và teleskopein, khả năng quan sát sẽ được gia tăng độ chính xác”. Từ teleskopein được cấu thành từ hai bộ phận là “tele” và “skopein”. Trong tiếng Hy Lạp cổ, “tele” có nghĩa là “ở xa”, còn “skopein” có nghĩa là “nhìn/quan sát”. Vậy, trên thực tế người Hy Lạp đã sử dụng kính viễn vọng từ khi nào?
Người tiền sử’ đã phát minh ra kính thiên văn? - Tin180.com (Ảnh 3)
Vài nghìn năm trước, người Babylon đã có một vốn hiểu biết khá thâm sâu về thiên văn học. Phải chăng điều này chứng tỏ họ đã từng sở hữu một loại công cụ giống kính thiên văn?
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng người cổ đại đã biết đến kính viễn vọng từ cách đây rất lâu. Các nhà thiên văn học Babylon, như được mô tả trên mặt con dấu cổ đại trong hình trên, đã có thể lập danh mục các ngôi sao cố định, quan sát và ghi chép lại các hiện tượng nhật thực và nguyệt thực của các hành tinh, và xác định đúng chiều dài vòng giao hội của Mặt Trăng.
Họ cũng biết rằng một năm có 365 ngày, 6 tiếng, và 11 phút, chỉ sai khác hơn 1 phút so với hiểu biết hiện tại của chúng ta (365 ngày 6 tiếng 10 phút). Họ còn biết sự sắp xếp của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời và một số vệ tinh/mặt trăng của chúng. Để có thể biết được điều đó, tất nhiên họ cần phải sử dụng đến kính thiên văn. Trên các tấm đất sét được lưu trữ tại Bảo tàng Anh, với niên đại khoảng từ năm 747 trước Công nguyên, có các ghi chép thiên văn học cho thấy họ đã quan sát được một số vệ tinh của sao Mộc và sao Thổ.
Vào những năm 1860, George Rawlinson, nhà Đông Phương học người Anh đã từng nói: “Tồn tại bằng chứng rõ ràng cho thấy họ đã quan sát được 4 vệ tinh của sao Mộc, và cũng khá hợp lý khi nhìn nhận rằng họ đã có một hiểu biết nhất định về 7 vệ tinh của sao Thổ”.
Người tiền sử’ đã phát minh ra kính thiên văn? - Tin180.com (Ảnh 4)Heinrich Scliemann và một trong những thấu kính ông phát hiện được tại một thành phố cổ đại, vốn được nhiều nhà nghiên cứu nhìn nhận là thành Troy trong truyền thuyết.
Người tiền sử’ đã phát minh ra kính thiên văn? - Tin180.com (Ảnh 5)Ngài Austen Henry Layard là một nhà bác học nổi tiếng người Anh (5/3/1817 – 5/7/1894)
Trong các thiết bị thiên văn của họ, dường như có các kính thiên văn khúc xạ ống kính đơn, lớn hơn và phức tạp hơn các thấu kính của người Babylon cổ đại mà ngài Austen Henry Layard từng phát hiện được ở Nimrud và sau đó mang tới Anh vào năm 1853. Theo giáo sư Giovanni Pettinato từ trường Đại học Rome, Italy, nhờ thấu kính này, lịch sử khoa học có thể phải được viết lại. Ông cho rằng thấu kính có thể lý giải cho nguyên nhân tại sao người Assyria cổ đại lại am hiểu về thiên văn học đến vậy.
Người tiền sử’ đã phát minh ra kính thiên văn? - Tin180.com (Ảnh 6)Người tiền sử’ đã phát minh ra kính thiên văn? - Tin180.com (Ảnh 7)Một thấu kính được Ngài Austen Henry Layard tìm thấy tại một vùng đất xưa kia từng thuộc Babylon cổ đại, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Anh.
Trong tác phẩm “Mặt trời pha lê”, Robert Temple đã cung cấp nhiều ảnh chụp các thấu kính từ nhiều viện bảo tàng khác nhau. Trong đó, có một mảnh gốm Hy Lạp 2.000 năm tuổi tại Bảo tàng Acropolis ở Athens, trên đó có hình vẽ một người đàn ông đang nhìn qua thứ tương tự như một chiếc kính thiên văn khúc xạ hiện đại của chúng ta ngày nay.
Người tiền sử’ đã phát minh ra kính thiên văn? - Tin180.com (Ảnh 8)
Thấu kính được tìm thấy tại Cairo, Ai Cập (bên trái), và hình ảnh một người đàn ông Hy Lạp cổ đại thế kỷ 4 trước công nguyên đang cầm ống nhòm quan sát, trên một mảnh gốm được khai quật.
Người tiền sử’ đã phát minh ra kính thiên văn? - Tin180.com (Ảnh 9)
Một thấu kính cổ đại khác được tìm thấy tại Viện bảo tàng Louvre tại Paris, Pháp.
Người tiền sử’ đã phát minh ra kính thiên văn? - Tin180.com (Ảnh 10)Người tiền sử’ đã phát minh ra kính thiên văn? - Tin180.com (Ảnh 11)Các thấu kính có niên đại hàng ngàn năm trước được tìm thấy tại Visby, Thụy Điển.
Người tiền sử’ đã phát minh ra kính thiên văn? - Tin180.com (Ảnh 12)
Hình ảnh tái tạo 3D cho thấy độ cong hoàn hảo của thấu kính Visby.
Người tiền sử’ đã phát minh ra kính thiên văn? - Tin180.com (Ảnh 13)
So sánh hình chạm nổi kính viễn vọng trên chiếc bình cổ Hy Lạp với một chiếc kính viễn vọng hiện đại.
Người tiền sử’ đã phát minh ra kính thiên văn? - Tin180.com (Ảnh 14)
Ống nhòm 2 mắt cũng đã được người xưa biết tới từ lâu. Trong tác phẩm “Những mảnh vỡ” của sử gia Polybius người Hy Lạp cổ đại (200 – 118 trước công nguyên) đã đề cập đến “một chiếc kính viễn vọng có 2 ống”. Hơn nữa, nhà bác học Gaius Plinius Secundus (23-79 sau công nguyên), trong cuộc tranh luận về vị trí của Trái Đất trong vũ trụ, cũng nói rằng “ống nhòm 2 mắt đã xác nhận điều này một cách rất rõ ràng”.
Theo một số nguồn tư liệu, trước khi phát minh ra Lịch Julius vào năm 46 trước công nguyên, Julius Caesar có thể đã sử dụng kính thiên văn để xác định vị trí của Trái Đất.
Roger Bacon (1214–1294), 9 năm trước khi vượt qua vùng biển giữa Anh và Pháp, đã sử dụng một loại ống nhòm để khảo sát bờ biển nước Anh khi đứng trên đất Pháp.
Người cổ đại không chỉ sử dụng kính thiên văn khúc xạ ống kính đơn. Họ cũng đã chế tạo được kính thiên văn phản xạ, có chất lượng tốt hơn. Gaius Plinius Secundus viết: “Khi sử dụng một tấm gương, nếu bề dày của tấm kim loại được mài nhẵn và được gò thành một hình dạng hơi lõm, thì kích thước các mục tiêu khi phản chiếu sẽ được phóng đại lên rất lớn“.
Những mô tả trên đã chứng minh rằng người cổ đại đã biết đến kính thiên văn từ hàng ngàn năm trước khi Galileo chào đời (hiện trong sách giáo khoa Galileo vẫn được cho là đã phát minh ra kính thiên văn vào thế kỷ 17).
Người tiền sử’ đã phát minh ra kính thiên văn? - Tin180.com (Ảnh 15)Một tảng đá ICA, Peru cho thấy một người đàn ông đang quan sát bầu trời bằng một chiếc kính thiên văn. Hiện nay bộ hiện vật đá ICA khổng lồ bao gồm 15.000 viên này vẫn là một chủ đề được tranh luận gay gắt giữa hai phe ủng hộ và phản đối.
Người tiền sử’ đã phát minh ra kính thiên văn? - Tin180.com (Ảnh 16)Nhiều bằng chứng khác cũng cho thấy kính thiên văn đã được sử dụng nhiều ngàn năm trước thời Galileo. Điển hình là bức phù điêu Sumer bên trên, có niên đại khoảng 5.000 năm trước, trên đó (vùng bôi vàng) có khắc hình ảnh hệ Mặt Trời, bao gồm Mặt Trời ở giữa và 9 hành tinh xoay xung quanh . Nếu không có kính thiên văn, làm sao họ có thể biết được điều đó?
Người tiền sử’ đã phát minh ra kính thiên văn? - Tin180.com (Ảnh 17)Người Maya đã biết một tháng mặt trăng kéo dài 29,53086 ngày (hiện nay đo được là 29,53059 ngày); chu kỳ giao hội của sao Kim là 583,92027 ngày (hiện nay đo được là 583,93 ngày); chu kỳ giao hội của sao Hỏa là 780 ngày (hiện nay đo được là 779,94 ngày); năm nhiệt đới có 365,242 ngày ( hiện nay đo được là 365,24198 ngày)
Từ hàng ngàn năm trước, nếu không có kính thiên văn, thì làm sao người Maya lại có thể biết được những kiến thức thiên văn chi tiết, chuẩn xác đến vậy?
Như vậy ít nhất chúng ta có thể kết luận rằng điều mà sách giáo khoa vẫn dạy, rằng Galileo là người đầu tiên phát minh ra kính viễn vọng vào đầu thế kỷ 17, là sai. Rõ ràng nguồn gốc và lịch sử thực sự của kính viễn vọng vẫn còn là một điều bí ẩn. Nó hẳn đã thuộc về những niên đại vô cùng xa xưa, vượt quá sự tưởng tượng của nhân loại ngày nay.

Post a Comment

Previous Post Next Post