Bộ Y tế gọi điện, 366 đường dây nóng của bệnh viện không “bắt máy”


Rất nhiều đường dây nóng bệnh viện nhưng Bộ Y tế gọi điện thì thấy "lạnh tanh". (Ảnh minh họa/Internet)

Trong 366 đường dây nóng được Bộ Y tế gọi điện kiểm tra, có 21 số điện thoại hệ thống báo “không tồn tại”.
Qua kiểm tra tại các địa phương và bệnh viện về hoạt động của đường dây nóng y tế, Bộ Y tế đã phát hiện có 304 số điện thoại nhân viên gọi 3 lần nhưng không có người nghe máy, từ chối trả lời; 40 số tắt máy hoàn toàn trong các lần gọi và 1 số điện thoại hệ thống báo tạm ngắt; 21 số điện thoại hệ thống báo “không tồn tại”.
Vào ngày 9/12, Bộ Y tế đã ban hành công văn 9661/BYT-VPB1 gửi giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố và giám đốc các  bệnh viện:Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Mắt TW, Bệnh viện Tâm thần TW 1, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW, Bệnh viện E, Bệnh viện Phổi TW, Bệnh viện Y học cổ truyền TW, Bệnh viện Phong và Da liễu TW Quy Hòa, Bệnh viện Phong và Da liễu TW Quỳnh Lập, Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí đề nghị kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân vi phạm chế độ trực điện thoại đường dây nóng.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng yêu cầu nghiêm túc xử lý các đơn vị, cá nhân có liên quan, báo cáo về Bộ Y tế chậm nhất trước 25/12/2015.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, từ ngày 15/11/2015, Bộ đã triển khai hệ thống Tổng đài tự động trực đường dây nóng 1900-9095 để tiếp nhận ý kiến phản ánh của người dân và thực hiện chuyển cuộc gọi của người dân đến các đơn vị xử lý theo 3 cấp trực lãnh đạo: Bệnh viện, Sở Y tế và Bộ Y tế qua số điện thoại di động Viettel đã cấp cho từng đơn vị từ năm 2014.
Người dân có thể phản ánh qua đường dây nóng 1900-9095.
Người dân có thể phản ánh qua đường dây nóng 1900-9095.
Bộ Y tế cảnh báo trình trạng bắt cóc trẻ sơ sinh tại bệnh viện
Trong thời gian qua, tại một số cơ sở y tế các tỉnh thành đã xảy ra tình trạng kẻ xấu trà trộn vào các cơ sở y tế bắt cóc trẻ sơ sinh với nhiều mục đích khác nhau, trong đó có việc buôn bán trẻ sơ sinh.
Mới đây, Bộ Y tế đã ra công văn cảnh báo vấn nạn này gửi các Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Theo công văn số 9624/BYT-BM-TE, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, TP tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở y tế trên địa bàn để chấn chỉnh việc thực hiện quy chế chuyên môn, quy chế bệnh viện; tăng cường công tác bảo vệ an ninh, trật tự trong các cơ sở y tế; theo dõi, phát hiện để phối hợp xử lý kịp thời các hành vi xâm hại đến trẻ sơ sinh trong các cơ sở y tế..
Bộ Y tế cũng yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, TP chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan trên địa bàn, tổ chức thông tin về âm mưu, thủ đoạn của kẻ xấu để sản phụ và người nhà của sản phụ nâng cao ý thức cảnh giác, chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phối hợp trấn áp tội phạm.

Post a Comment

Previous Post Next Post