Tuần hành trên toàn thế giới kêu gọi ngăn chặn biến đổi khí hậu (Video và ảnh)

(Ảnh: Getty Images)
(Ảnh: Getty Images)
Theo BBC, hàng trăm ngàn người tuần hành trên toàn thế giới để yêu cầu hành động nhằm ngăn chặn hiện tượng biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, cuộc tuần hành tại thủ đô Paris đã bị ảnh hưởng bởi bạo lực.
Hơn 2.000 sự kiện đang diễn ra trên toàn cầu nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh khí hậu toàn cầu do Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Paris.
Những cuộc tuần hành được thực hiện tại nhiều nơi trên thế giới như Berlin, Madrid, London ở châu Âu; Sydney ở Úc; Sau Paulo, Mexico City, New York ở châu Mỹ; Seoul, Manila, Tokyo ở châu Á (theo RFA), Nam Phi, New Zealand, …
Người dân Sydney xuống đường tuần hành kêu gọi hành động ngăn chặn biến đổi khí hậu. (Ảnh: YouTube)
Người dân Sydney xuống đường tuần hành kêu gọi hành động ngăn chặn biến đổi khí hậu. (Ảnh: YouTube)
Hơn 45.000 người dân tại thành phố Sydney (Úc) đã xuống đường tuần hành kêu gọi chính phủ các nước hành động để ngăn chặn hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu. (Ảnh: YouTube)
Hơn 45.000 người dân tại thành phố Sydney (Úc) đã xuống đường tuần hành kêu gọi chính phủ các nước hành động để ngăn chặn hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu. (Ảnh: YouTube)
Tại một số thành phố lớn ở châu Âu, hàng chục ngàn người đã xuống đường tuần hành. Cụ thể, các nhà tổ chức cho biết khoảng 10.000 người đã tuần hành tại Berlin (Đức), gần 20.000 người tại Madrid (Tây Ban Nha). Tại London (Anh quốc), khoảng 50.000 người đã tập trung tại trung tâm thủ đô. Các nhà hoạt động mong muốn các quốc gia trên thế giới hãy hành động để hạn chế gia tăng nhiệt độ trung bình trên toàn cầu xuống mức 2 độ C.
Người dân tại nhiều nơi trên thế giới xuống đường tuần hành kêu gọi hành động ngăn chặn biến đổi khí hậu. (Ảnh: YouTube)
Người dân tại nhiều nơi trên thế giới xuống đường tuần hành kêu gọi hành động ngăn chặn biến đổi khí hậu. (Ảnh: YouTube)
Thị trưởng Clover Moore của thành phố Sydney (Úc) cho biết trên trang mạng xã hội Twitter rằng, theo các nhà tổ chức, ít nhất 45.000 người đã tham gia tuần hành tại thành phố này và đây là một con số lớn nhất trong các cuộc tuần hành ở Sydney. Nhiều người đã mang băng rôn có dòng chữ: “Không có hành tinh B”  “Đoàn kết trên phạm vi toàn cầu”.
Ngoài ra, khoảng 5.000 người cũng tham gia tuần hành ở Adelaide, thành phố lớn nhất thuộc bang Nam Úc.
Người dân tại nhiều nơi trên thế giới xuống đường tuần hành kêu gọi hành động ngăn chặn biến đổi khí hậu. (Ảnh: YouTube)
Người dân tại nhiều nơi trên thế giới xuống đường tuần hành kêu gọi hành động ngăn chặn biến đổi khí hậu. (Ảnh: YouTube)
Trong khi đó, tại Paris, cảnh sát đã xịt hơi cay vào đám đông những người biểu tình tụ tập tại Quảng trường Place de la Republique để phản đối việc chính phủ Pháp ban hành tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Bernard Cazeneuve cho biết 208 người đã bị bắt giữ, trong đó 174 người vẫn còn đang bị tạm giam.
Video đụng độ giữa cảnh sát và những người biểu tình tại Paris:
Những người biểu tình và cảnh sát đã giẫm đạp lên nến, hoa và các vật tưởng niệm các nạn nhân trong vụ tấn công khủng bố kinh hoàng hôm 13/11 tại một đài tưởng niệm dựng tạm.
Tổng thống Francoise Hollande nói rằng các vụ đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát không liên quan gì đến những người tuần hành để bảo vệ môi trường, và lên án các vụ đụng độ với cảnh sát là điều gây “tai tiếng”.

Hội nghị thượng đỉnh khí hậu toàn cầu (COP21) được tổ chức tại thủ đô Paris của Pháp, bắt đầu từ ngày hôm nay (30/11) và kéo dài đến ngày 11/12. Hơn 190 quốc gia sẽ cùng tề tựu tại Paris để thảo luận về một thỏa thuận toàn cầu mới nhằm giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu, ảnh hưởng đến địa cầu và đời sống sinh hoạt của con người.
Trong số các nguyên thủ quốc gia có mặt ở Paris sẽ gồm có Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Nga Vladimir Putin, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, và Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi.
Video đưa tin về nội dung chính tại Hội nghị thượng đỉnh khí hậu toàn cầu ở Paris:
RFA cho biết, trước khi diễn ra hội nghị này, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon đã kêu gọi các quốc gia trên thế giới có thể tìm ra giải pháp để cùng phối hợp trong việc cứu nguy cho trái đất, vốn đang trong tình trạng “nguy kịch” vì thảm họa biến đổi khí hậu do con người gây ra.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cho biết, trong tổng số 195 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, đã có 183 nước gửi bản kế hoạch hành động với mục tiêu giảm bớt lượng khí thải.
Cũng theo RFA, trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh khí hậu toàn cầu khoảng 48 tiếng, Cơ Quan Đặc Trách Khí Hậu của Liên Hiệp Quốc cho biết trong năm nay, khí hậu trung bình toàn cầu đã tăng thêm 1 độ C, khiến năm 2015 trở thành một năm khí hậu cực nóng của thế giới, đồng thời chiếm một nửa chỉ tiêu không để mặt đất nóng quá 2 độ C mà Liên Hiệp Quốc đặt ra cho thượng đỉnh Paris.

Post a Comment

Previous Post Next Post