Tìm hiểu nhạc cụ cổ xưa nhất thế giới: Đàn Cổ Cầm (video)


Lắng nghe giai điệu của một trong những nhạc cụ cổ xưa nhất thế giới, đàn Cổ Cầm, người ta tin rằng nó có thể giúp con người trở nên thư thái, tĩnh lặng và cải thiện sức khỏe. Ngay cả bậc hiền triết như Khổng Tử được xem là một bậc thầy về chơi đàn cổ cầm. Thế nhưng, môn nghệ thuật truyền thống này đã bị tàn phá trong thời Đại Cách Mạng Văn Hóa.

(Ảnh: Youtube)
(Ảnh: Youtube)

Nguồn gốc của cổ cầm
Trong văn hoá Trung Hoa, âm nhạc và tinh thần thường có mối tương thông với nhau! Mối liên hệ này có thể thấy rõ qua nhạc cụ dân tộc Trung Hoa – Đàn Cổ CầmKhi một thế hệ tinh thông đàn Cổ Cầm vừa xuất hiện, thì nền văn hóa và truyền thống cổ xưa lại được tái hiện trong nền văn minh mới ấy.

(Ảnh chụp màn hình youtube)
(Ảnh chụp màn hình youtube)

Đàn cổ cầm là một trong những nhạc cụ cổ xưa nhất Trung Hoa. Nghệ sỹ cổ cầm chia sẻ: Mỗi khi chơi đàn cổ cầm, người nghệ sĩ trước hết cần phải ngồi thẳng lưng. Hai chân phải đặt thật vững trên sàn. Điều này sẽ giữ cho lưng bạn thẳng và vững chắc. Cánh tay và bàn tay cần thả lỏng. Như thế này… Mỗi cử động… thật nhẹ nhàng và uyển chuyển”.

Theo truyền thuyết, chiếc đàn này được các vị Thần tạo ra và ban cho loài người để giúp họ nuôi dưỡng tâm hồn và nâng cao trí tuệ. “Nguồn gốc của chiếc đàn vẫn còn là điều bí ẩn. Điều duy nhất được biết là chiếc đàn này được phát minh từ cách đây hơn 2000 năm trước, vào thời Chiến Quốc ở Trung Quốc. Có truyền thuyết kể lại rằng Thần Nông đã tạo ra chiếc cổ cầm đầu tiên”. 
(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)
Một truyền thuyết khác thời đó kể rằng con trai của vua Tuấn, là một con rồng tên Diệm đã sáng tạo ra nó. Theo các ghi chú của Nho gia, vua Thuấn là người đã tạo ra đàn cổ cầm 5 dây. Nhưng vẫn chưa thấy có câu chuyện nào giải thích được quá trình sáng tạo ra nó. Tuy nhiên, những truyền thuyết này đều cho thấy đàn cổ cầm được chế tạo và sử dụng bởi các vĩ nhân. Ở Trung Quốc, một học giả cũng là một nghệ sĩ. Khi tôi ở Đài Loan, vị thầy dạy cổ cầm cho tôi muốn chúng tôi thực sự hiểu được lối sống của người xưa!
Thanh âm của cổ cầm
(Ảnh chụp màn hình Youtube)
(Ảnh chụp màn hình Youtube)
Nghệ sỹ cổ cầm chia sẻ: “Người luyện đàn cổ cầm phải luyện đủ bốn môn nghệ thuật: cầm, kỳ, thi, hoạ. Tất nhiên ở tuổi của tôi, tôi chưa đủ sâu sắc để đạt đến trình độ tinh thông. Nhưng khi học đàn cổ cầm, chúng tôi phải chép tay các nốt nhạc bằng chữ thư pháp. Đây là một số bản tôi đã chép lại”.
Giới học giả Trung Quốc thời xưa đều am tường tứ nghệ. Đàn cổ cầm chính là môn đầu tiên và được xem là quan trọng nhất. Giai điệu của đàn cổ cầm có thể khiến người ta lắng đọng. Nó cũng là nhạc cụ được nhiều nhà triết học và nhà thơ Trung Quốc ưa chuộng. Khổng Tử được xem là người chơi đàn cổ cầm hay nhất mọi thời đại. 
Khổng Tử chơi cổ cầm. (Ảnh: Internet)
Khổng Tử chơi cổ cầm. (Ảnh: Internet)
“Âm thanh đàn cổ cầm… phảng phất triết lý… của Đạo gia”, nghệ sỹ cổ cầm nhận định. Triết lý Đạo gia nói đến “sự trở về bản tính tự nhiên” và “hành động trong vô vi”. Lão Tử cũng nói rằng: Âm thanh vĩ đại nhất chính là không có âm thanh. Đàn cổ cầm có âm thanh rất nhỏ, vậy như thế nào là lớn? Là khi bạn chơi đàn trong một căn phòng tĩnh lặng, âm thanh phát ra từ cổ cầm sẽ chạm đến trái tim bạn khiến bạn không thể nào quên được, và đó chính là âm thanh tuyệt vời nhất trong tâm bạn.
thieu nu choi co cam
Thiếu nữ chơi cổ cẩm. (Ảnh: Internet)
Dù tiếng nhạc nghe qua tựa hồ như không khó nhưng phải mất cả đời mới có thể tinh thông đàn cổ cầm“Đàn cổ cầm có ba âm cơ bản, được gọi là: “Tản âm”, “Án âm” và “Phiếm âm”.
“Tản âm” là âm thanh phát ra khi lấy ngón tay phải gẩy dây đàn và ngón tay trái không chạm dây đàn. “Án âm” là âm của dây đàn khi bị ấn lên, với mỗi điểm bị ấn khác nhau sẽ cho ra những âm thanh khác nhau“Phiếm âm” là khi dùng ngón tay trái chạm khẽ vào dây đàn để kiểm soát trường độ thanh âm. Nó còn được gọi là “bồi âm”. Nhưng đàn cổ cầm cũng có âm thứ tư được gọi là “Vận” hay còn gọi là “Âm thanh ngoài dây đàn”.

Nó là cảm giác nội tại của người nghệ sĩ khi đạt đến sự thanh tĩnh. Nội hàm của từ “Vận” rất sâu sắc. Tôi không nghĩ mình có thể diễn tả nó bằng lời, nhưng tôi có thể biểu diễn cho bạn nghe”. Âm nhạc của đàn Cổ Cầm có hệ thống nốt nhạc riêng, phân thành 2 loại truyền thống và giản thể. Những ký hiệu này không chỉ là nốt nhạc để đàn mà còn hướng dẫn chi tiết cách chơi như thế nào.!
Các ký tự truyền thống của đàn cổ cầm rất khó đọc, đôi khi mất 2 dòng chỉ để diễn tả 1 nốt nhạc. Điều này không tiện lắm. Thời nhà Đường, có một vị học giả tên Tào Nhu đã phát minh ra hệ thống nốt nhạc đơn giản hơn, được trích từ các chữ Hán rồi tái cấu trúc chúng thành các ký hiệu mới thể hiện các âm của cổ cầm.
Cấu trúc đàn cổ cầm thực sự giống với con người
co cam
Đàn cổ cầm. (Ảnh: Internet)
Cổ cầm có trán, vai và eo như con người. Phần đầu cây đàn có hình vòm cung, tượng trưng cho trời. Phần đáy đàn bằng phẳng, tượng trưng cho đất. Dây đàn được làm từ lụa đối ứng với ngũ hành: kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ. Chiều dài dây đàn là 3 xích 6 thốn 5 phân (đơn vị chiều dài của Trung Hoa) tượng trưng cho 365 ngày trong năm. Đàn cổ cầm có mối liên kết rất mạnh mẽ với tự nhiên. 
Ví dụ, dây đàn được mắc qua phần này gọi là “Nhạc Sơn”, và kết thúc ở phần “Long Lợi”. Bên cạnh đó, thân đàn có hai rãnh âm. Rãnh lớn gọi là “Long Trì”, rãnh nhỏ gọi là “Phượng Chiểu”. Phần chân đỡ cho đàn cổ cầm được gọi là “Túc Nhạn”. Mặt đàn có 13 chủy và 7 dây đàn.
Cổ cầm phản ánh di sản văn hóa của nhân loại
Trong suốt thời kỳ Cách mạng Văn hóa, vào thập niên 60 và 70, đàn Cổ Cầm đã bị cấm. Trong chiến dịch phá tứ “cựu”: quan niệm cũ, văn hoá cũ, phong tục cũ và thói quen cũ, hầu hết đàn cổ cầm đều bị đốt, chỉ còn sót lại vài trăm chiếc. Các nghệ sĩ đàn cổ cầm bị nhốt và ép buộc phải từ bỏ môn nghệ thuật của mình.
Đập phá tượng Phật trong thời kỳ Đại Cách Mạng Văn Hóa. Ảnh : internet
Đập phá tượng Phật trong thời kỳ Đại Cách Mạng Văn Hóa. Ảnh : internet
Nhưng hiện nay, đàn cổ cầm đang dần phổ biến trở lại. Nhiều người đến với đàn cổ cầm không phải từ văn hóa đại chúng, mà bởi nó lưu giữ được những giá trị cốt lõi của văn hóa Trung Hoa, vì chúng hàm chứa những tư tưởng Phật gia và tư tưởng Đạo gia,không truy cầu danh vọng mà chỉ muốn làm một ẩn sĩ giữa thế nhân. Công chúng thường đánh giá một nghệ sĩ đàn cổ cầm thông qua hiểu biết của họ về những triết lý này, chứ không phải kỹ năng đánh đàn hay dở đến đâu… chính yếu tố đó khiến nhiều người thật sự hứng thú với đàn cổ cầm.
Nghệ sỹ cổ cầm chia sẻ: “Thông thường người nghệ sĩ sẽ độc diễn trong một căn phòng yên tĩnh hoặc với 1, 2 nghệ sĩ khác. Bởi vì người đó cần phải trải qua quá trình nhập tĩnh, thì mới tĩnh lặng được. Giống như trạng thái khi thiền định. Tôi nghĩ, việc chơi đàn đã dần giúp tôi trở nên sáng suốt hơn.Tôi không còn dễ cáu gắt và tốn ít thời gian ra quyết định.”
Bậc thầy về cổ cầm, ông Yuan Jungping , trình diễn trong buổi hội đàm tại New York tháng 2 năm 2010. (Henry Chan/Epoch Times)
Bậc thầy về cổ cầm, ông Yuan Jungping , trình diễn trong buổi hội đàm tại New York tháng 2 năm 2010. (Henry Chan/Epoch Times)
Năm 1977, một tàu du hành được phóng vào vũ trụ chứa các bản nhạc đại diện cho nền văn hóa và sự sống đa dạng trên Trái Đất. Trong đó có một bản nhạc cổ cầm kinh điển mang tên “Lưu Thủy”Âm nhạc du dương của loại nhạc cụ cổ xưa này phản ánh nét di sản văn hoá quan trọng về tính nhân văn, quan trọng đến mức có thể mang theo thông điệp gửi đến những ai đang lắng nghe ngoài vũ trụ, giữa những vì sao.
Dù là quá khứ hay hiện tại, đàn cổ cầm vẫn làm say mê bao khán giả cũng như nghệ sĩ bằng những âm thanh say đắm và giai điệu khó quên. 1Sự tồn tại vượt thời gian của nó là minh chứng cho khả năng khai phóng trí tưởng tưởng, và sự bền bỉ thông qua hình thức biểu hiện nghệ thuật, cho thấy đàn cổ cầm không chỉ là sợi dây kết nối vô giá với Trung Hoa xưa, mà còn là một tuyệt tác văn hoá của nhân loại nói chung.
“Trường Đình Oán Mạn”
Khi gió thổi nhẹ êm
Mang theo những đóa hoa dại
Bồng bềnh trên những cành liễu
Dưới bóng thơm ngát, ta trú chân trong vòm lá xanh!
Chèo thuyền ra khơi xa, trong trời đêm vô định!
Biết đâu là bờ?
Ta đã gặp được người tri kỷ
Nhưng ai có thể được như những cành liễu biệt ly!
Nếu cây cũng có tình người, nó sẽ không xanh mãi với đời!
Đêm xuống…
Không còn những khu phố cao, chỉ còn chập chùng núi xa vô tận!
Vi Lang, ta xa nàng.
Nhưng hãy nhớ tới vòng ngọc bích. Tin vào lời thệ ước.
Khi ta đi, nàng nài nỉ, “hãy sớm trở về”, sợ ta bỏ lại những đóa hoa đỏ thắm vô tình!
Dù ta có kéo,
cũng không nỡ cắt những sợi tơ vương.”
Trong chương trình kỳ này, chúng ta hãy cùng tìm lại âm thanh của đàn cổ cầm trong series “Đông Du Ký” (Hành trình về phương Đông) nhé.

Post a Comment

Previous Post Next Post