Những điểm cần lưu ý khi thành lập một công ty nhỏ bán lẻ

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)
Bạn đang có ý định thành lập một công ty nhỏ chuyên về bán lẻ phải không? Chắc hẳn bạn cũng nhìn thấy tiềm năng sinh lợi. Bạn hoàn toàn có thể biến tiềm năng này thành hiện thực một khi bạn biết cách sắp xếp tổ chức hoạt động của công ty mới này một cách hợp lý, thông qua việc lựa chọn đúng loại sản phẩm để kinh doanh, tìm mặt bằng thuận lợi để bán hàng, tạo ra mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp, tiết kiệm chi phí hoạt động khi vận hành.
Theo tạp chí Small Business và trang mạng SSPOS, để công ty nhỏ của bạn có thể tìm được chỗ đứng trên thị trường bán lẻ, bạn cần thực sự đầu tư công sức vào một số công việc cụ thể như sau:
1. Lựa chọn loại sản phẩm mà công ty bạn sẽ kinh doanh:
Sản phẩm tốt nhất chính là sản phẩm mà bạn thường quen dùng. Ví dụ như nếu bạn thích thưởng thức các loại rượu, bạn có thể mở một cửa hàng bán rượu và các loại pho mát dùng kèm. Nói rộng hơn là bạn nên chọn mặt hàng nào đó mà bạn thực sự hiểu và đã có kinh nghiệm tiêu dùng.
Bên cạnh đó, bạn nên xem xét các yếu tố liên quan đến thị trường, đến nhu cầu tiêu thụ, đến tiềm lực phát triển trong tương lai của dòng sản phẩm đó để công việc kinh doanh được phát triển thuận lợi. Có một số mặt hàng luôn có lượng nhu cầu ổn định đó là thực phẩm, đồ dùng cho trẻ sơ sinh, thời trang. Nếu bạn không có nhiều vốn, hãy lựa chọn các mặt hàng có nhu cầu đều theo bốn mùa, đừng chọn những mặt hàng mang tính mùa vụ.
2. Lựa chọn mặt bằng kinh doanh:
Bạn lưu ý lựa chọn một mặt bằng sao cho có đủ chỗ bày hàng, có một không gian nhỏ cho công tác quản lý và phải thực sự nằm ở khu có mật độ giao thông cao. Ngoài ra, vấn đề cần cân nhắc là cửa hàng mới này nên đặt ở đâu, có gần với các đối thủ cạnh tranh hay không, có tiềm năng bán hàng hay không, tình hình tắc nghẽn giao thông trong khu vực này thế nào, khách hàng có dễ trông thấy và đỗ xe trước cửa hàng không. Bạn cần lưu ý rằng mục tiêu của bạn là bất cứ một khách hàng nào bước chân vào cửa hàng của bạn sẽ trở thành khách hàng lâu dài. Vậy nên cách tốt nhất là tìm được một vị trí thuận lợi nhất có thể, nếu bạn chưa hoàn toàn ưng ý về vị trí phải chọn do nhiều lý do thì điều bạn nên làm là biến vị trí đó thành nơi rất thu hút khách hàng thông qua hình ảnh trang trí bên ngoài và cách bố trí bên trong của địa điểm kinh doanh này.
(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)
3. Tìm được các đối tác cung cấp hàng tốt:
Bạn có thể tìm kiếm các nhà cung cấp thông qua các ấn phẩm thương mại hoặc tìm kiếm ngay ở xung quanh khu vực bạn sống thông qua việc hỏi thăm kinh nghiệm của những công ty bán lẻ khác về độ tin cậy của các nhà cung cấp, về chất lượng sản phẩm, về giá bán, về thời hạn giao hàng, về vấn đề thanh toán tiền hàng và vấn đề bảo hành. Thông qua các nguồn tin đó, bạn sẽ biết được bạn nên tiếp cận đến nhà cung cấp nào và nên tránh nhà cung cấp nào. Ngoài ra, bạn hãy mở rộng phạm vi tìm nhà cung cấp cho công ty mới của bạn. Trước tiên, bạn cần hỏi những người quen của bạn xem họ có mối nào có thể giúp bạn lấy được hàng với giá ưu đãi không nhờ uy tín và sự quen biết sẵn của họ, sau đó bạn có thể mở rộng phạm vi tìm kiếm rộng hơn từ các phương tiện truyền thông. Hãy thực sự đầu tư thời gian và công sức của bạn vào việc tìm nhà cung cấp, các nhà cung cấp khác nhau sẽ khiến bạn có thể phải trả những số tiền chênh lệch khá đáng kể cho cùng một mặt hàng sản phẩm.
4. Lên kế hoạch kinh doanh:
Việc lên một kế hoạch kinh doanh đầy đủ sẽ giúp bạn biết được bạn cần đầu tư bao nhiêu tiền, cụ thể hơn nữa là bạn cần tổ chức vận hành công ty ra sao, ước tính khi nào bạn sẽ hòa vốn và khi nào bạn sẽ có lợi nhuận. Nếu như bạn không thạo trong việc lập kế hoạch kinh doanh, bạn nên liên hệ với người có chuyên môn về lĩnh vực này, họ sẽ giúp bạn đưa ra một bức tranh tổng thể về doanh thu và chi phí, cũng như ước tính các con số dựa trên một số giả định mà bạn đưa ra. Việc này hết sức cần thiết vì nếu bạn không phải là người có chuyên môn, rất có thể bạn sẽ bỏ qua những chi phí nào đó, kết quả là đến khi thực sự đầu tư, bạn có thể tá hỏa ra vì chi phí lớn hơn nhiều so với những gì bạn dự kiến.
5. Chọn phần mềm quản lý bán hàng phù hợp
Phần mềm bán hàng là một trong những thứ không thể thiếu trong việc hỗ trợ công tác bán hàng của các cửa hàng bán lẻ, vậy bạn nên chọn phần mềm nào? Trước tiên, bạn nên xác định tiêu chí lựa chọn phần mềm – phần mềm bán hàng tốt sẽ là những phần mềm đáp ứng được các tiêu chí như dễ dùng, đáp ứng được toàn bộ quy trình nghiệp vụ của cửa hàng, có chức năng báo cáo đầy đủ về tình hình kinh doanh, về chi phí… Điểm quan trọng nữa là trước khi quyết định lựa chọn phần mềm bán hàng, bạn hãy đề nghị hãng cung cấp phần mềm này cho phép dùng thử phần mềm, dù có thể bạn phải mất ít chi phí nhưng còn tốt hơn là không dùng trước đến khi mua hẳn mới thấy thiếu các tính năng cần thiết, đặc biệt là các tính năng báo cáo về việc kinh doanh trong ngày, trong tuần, trong tháng hay báo cáo về số lượng khách hàng đã mua hàng, giá trị trung bình của các đơn hàng trong tháng, số tiền mà một cán bộ bán hàng mang về được cho công ty bạn.


Post a Comment

Previous Post Next Post