Người nghèo đi viện: “Sảy đâu là nhà…”

Nhà xa, bệnh nặng, lại nghèo, nhiều bệnh nhân và người nhà ở ngoại tỉnh chọn cách lang thang, vạ vật trong bệnh viện để đỡ tiền ở trọ, đi lại, tiết kiệm đồng nào hay đồng nấy cho đủ thứ chi phí thuốc men, giường nằm. Tết 2014, hai cha con bé Tuấn Ninh (5 tuổi, Cao Bằng) lấy hành lang làm nhà; bé Ninh bị ung thư ruột, tại BV Ung bướu TP.HCM. (Ảnh: baodatviet.vn)
Nhà xa, bệnh nặng, lại nghèo, nhiều bệnh nhân và người nhà ở ngoại tỉnh chọn cách lang thang, vạ vật trong bệnh viện để đỡ tiền ở trọ, đi lại, tiết kiệm đồng nào hay đồng nấy cho đủ thứ chi phí thuốc men, giường nằm. Tết 2014, hai cha con bé Tuấn Ninh (5 tuổi, Cao Bằng) lấy hành lang làm nhà; bé Ninh bị ung thư ruột, tại BV Ung bướu TP.HCM. (Ảnh: baodatviet.vn)
Hành lang, góc cầu thang, sân bệnh viện… cứ nơi nào trống đều có thể trở thành “nhà”. Như một nghịch lý, những “góc tối” lúp xúp chăn màn với những suất cơm dọn vội lại là nơi bấu víu của những bệnh nhân nghèo cùng người thân, trong cơn lốc tăng viện phí, tăng giá thuốc liên tiếp nhiều năm qua. 
Hành lang của Bệnh viện Trung ương Huế vào ban đêm trở thành nơi tá túc của người nhà bệnh nhân, tháng 4/2011. (Ảnh: vnexpress.net)
Hành lang của Bệnh viện Trung ương Huế vào ban đêm trở thành nơi tá túc của người nhà bệnh nhân, tháng 4/2011. (Ảnh: vnexpress.net)
Những khuôn mặt lam lũ, tối sạm vì vừa lo chăm người thân, vừa lo tiền thuốc thang, viện phí. (Ảnh: vnexpress.net)
Những khuôn mặt lam lũ, tối sạm vì vừa lo chăm người thân, vừa lo tiền thuốc thang, viện phí. (Ảnh: vnexpress.net)
Ông Phạm Văn Thịnh (58 tuổi, phường Hương Sơ, TP Huế) tần ngần với 50 nghìn đồng còn lại trong túi. Số tiền 20 triệu đồng phải có để ngày mai phẫu thuật cho con trai bị gãy xương cổ trong khi làm thợ nề, không biết sẽ vay mượn ở đâu. (Ảnh: vnexpress.net)
Ông Phạm Văn Thịnh (58 tuổi, phường Hương Sơ, TP Huế) tần ngần với 50 nghìn đồng còn lại trong túi. Số tiền 20 triệu đồng phải có để ngày mai phẫu thuật cho con trai bị gãy xương cổ trong khi làm thợ nề, ông không biết sẽ xoay sở ra sao. (Ảnh: vnexpress.net)
Hai cha con bé Tuấn Ninh (5 tuổi, Cao Bằng) ngồi so ro bên góc hành lang. Bé Ninh bị ung thư ruột. Đồng lương công nhân của anh chị không đủ để lo chữa bệnh cho con. Tết 2014, cha con phải tá túc ở hành lang bệnh viện Ung bướu. (Ảnh: baodatviet.vn)
Những ngày sát tết 2014, hai cha con bé Tuấn Ninh (5 tuổi, Cao Bằng) ngồi so ro bên góc hành lang bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Bé Ninh bị ung thư ruột. Đồng lương công nhân của hai vợ chồng không đủ để lo chữa bệnh cho con. Tết năm ấy, cha con tá túc ở hành lang bệnh viện Ung bướu. (Ảnh: baodatviet.vn)
Những đứa trẻ thơ thẩn chơi bên lề hành lang vì ba mẹ chúng không có tiền đón xe về quê ăn Tết. Trong hình là em Quốc Kỳ (ung thư mắt) và Kim Xuyến (8 tuổi, ung thư gan) đang chơi đồ hàng, tại BV Ung bướu TP.HCM, tháng 1/2014. (Ảnh: baodatviet.vn)
Những đứa trẻ thơ thẩn chơi bên lề hành lang vì ba mẹ chúng không có tiền đón xe về quê ăn Tết. Trong hình là em Quốc Kỳ (ung thư mắt) và Kim Xuyến (8 tuổi, ung thư gan) đang chơi đồ hàng, cắt bánh làm đồ ăn Tết, tại BV Ung bướu TP.HCM, tháng 1/2014. (Ảnh: baodatviet.vn)
Bà Ngô Thị Mao, 84 tuổi, ngồi co ro trong chiếc chăn cũ bên hành lang bệnh viện chăm con bị bệnh tim. (Ảnh: baodatviet.vn)
Bà Ngô Thị Mao, 84 tuổi, ngồi co ro trong chiếc chăn cũ bên hành lang bệnh viện chăm con bị bệnh tim. (Ảnh: baodatviet.vn)
Người nhà căng màn, đặt ghế cố định ở góc hành lang ngủ vạ vật qua đêm trong cái giá rét 11 độ C của mùa đông Hà Nội, tháng 2/2015. (Ảnh: nguoiduatin.vn)
Người nhà căng màn, đặt ghế cố định ở góc hành lang ngủ vạ vật qua đêm trong cái giá rét 11 độ C của mùa đông Hà Nội, tháng 2/2015. (Ảnh: nguoiduatin.vn)
Ngủ gầm cầu thang, dù ẩm thấp, tối tăm và nhiều muỗi bọ. Mắc dù một số bệnh viện có nhà lưu trú cho người nhà bệnh nhân, nhưng 15.000 đồng/ngày đêm vẫn là một khó khăn với người đi chăm bệnh dài ngày. (Ảnh: nguoiduatin.vn)
Ngủ gầm cầu thang, dù nơi này ẩm thấp, tối tăm và nhiều muỗi bọ. Mặc dù một số bệnh viện có nhà lưu trú cho người nhà bệnh nhân, nhưng 15.000 đồng/ngày đêm (BV Bạch Mai) vẫn là một khó khăn với người đi chăm bệnh nhân dài ngày. (Ảnh: nguoiduatin.vn)


“Khổ lắm em ơi, đã 5 năm nay anh chị coi bệnh viện là nhà. Một tuần anh ấy chạy thận 2-3 lần, tuy có bảo hiểm cho người nghèo, nhưng cũng phải đóng 500 ngàn/tháng (5% chi phí chữa bệnh BHYT). Còn chưa kể ăn uống một ngày hai vợ chồng cũng gần cả trăm ngàn nữa...”, chị Trần Thị Tuấn (40 tuổi, quê huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) thở dài, tháng 5/2011. (Ảnh: baodanang.vn)
“Khổ lắm em ơi, đã 5 năm nay anh chị coi bệnh viện là nhà. Một tuần anh ấy chạy thận 2-3 lần, tuy có bảo hiểm cho người nghèo, nhưng cũng phải đóng 500 ngàn/tháng (5% chi phí chữa bệnh BHYT). Còn chưa kể ăn uống một ngày hai vợ chồng cũng gần cả trăm ngàn nữa…”, chị Trần Thị Tuấn (40 tuổi, quê huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) thở dài, tháng 5/2011. (Ảnh: baodanang.vn)
Bữa ăn vội của bệnh nhân nghèo tại hành lang khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Đà Nẵng bên lề hành lang, tháng 5/2011. (Ảnh: baodanang.vn)
Bữa ăn vội của bệnh nhân nghèo tại hành lang khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Đà Nẵng bên lề hành lang, tháng 5/2011. (Ảnh: baodanang.vn)
Co ro trong cái lạnh, BV Phụ sản Trung Ương, tháng 1/2014. (Ảnh: nguoiduatin.vn)
Co ro trong cái lạnh, BV Phụ sản Trung Ương, tháng 1/2014. (Ảnh: nguoiduatin.vn)
Nhiều sản phụ vừa sinh, sức khỏe còn yếu, cần kiêng cữ nhưng cũng đành vật vờ dọc hành lang, vì còn vô vàn thứ cần đến tiền. (Ảnh: nguoiduatin.vn)
Nhiều sản phụ vừa sinh, sức khỏe còn yếu, cần kiêng cữ nhưng cũng đành vật vờ dọc hành lang, vì còn vô vàn thứ cần đến tiền. (Ảnh: nguoiduatin.vn)
Bồn chồn trong giá rét với bao nhiêu khoản viện phí, lại lo lắng cho sức khỏe người thân, khiến người đàn ông này không ngủ được, tại BV E, tháng 2/12015. (Ảnh: nguoiduatin.vn)
Bồn chồn trong giá rét với bao nhiêu khoản viện phí, thuốc men, lại lo lắng cho sức khỏe người thân khiến nhiều người không ngủ được, tại BV E, tháng 2/12015. (Ảnh: nguoiduatin.vn)
“Xóm chạy thận” tại Bệnh viện Đa khoa Bình Định. Thực chất đây chỉ là góc nhỏ nơi hành lang nhà tang lễ được dùng làm ‘nhà’, tháng 11/2014. (Ảnh: nongnghiep.vn)
Khu nhà tạm được BV cho dựng lên từ năm 2012. “BV có khu nhà trọ giá thấp dành cho bệnh nhân và người nhà ở xa, nhưng dù giá rẻ đến mấy, đối với bệnh nhân chạy thận cũng ít người kham nổi…”, Giám đốc BVĐK Bình Định Hồ Việt Mỹ cho hay. (Tin, ảnh: nongnghiep.vn)
Chỗ nghỉ của những bệnh nhân bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, tháng 9/2013. (Ảnh: afamily.vn)
Nơi ăn, ở của những bệnh nhân bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, tháng 9/2013. (Ảnh: afamily.vn)
Khi cơn mưa qua đi, những gì đằng sau tấm bạt là lỉnh kỉnh xô, thùng, chiếu... Hành lang, góc cầu thang của dãy C, bệnh viện Ung Bướu TP.HCM từ nhiều năm nay đã thành “chung cư” của những bệnh nhân điều trị ngoại trú nghèo khó. (Ảnh: afamily.vn)
Khi cơn mưa qua đi, những gì đằng sau tấm bạt là cuộc sống của bệnh nhân, lỉnh kỉnh xô, thùng, chiếu… Hành lang, góc cầu thang của dãy C, bệnh viện Ung Bướu TP.HCM từ nhiều năm nay đã thành “chung cư” của những bệnh nhân điều trị ngoại trú nghèo khó, tiết kiệm tiền đi lại, tiết kiệm tiền thuê trọ. (Ảnh: afamily.vn)
Bệnh viện ngầm cho ở. Lâu lâu bảo vệ đi kiểm tra, yêu cầu bệnh nhân thu dọn vật dụng tránh làm mất mĩ quan và cản trở lối đi. Chỉ ra khoảng sân trước mặt, bà Năm (ung thư trực tràng, BV Ung Bướu TP.HCM) nói: “Mỗi khi có thanh tra sở tới là chúng tôi phải cuốn chiếu màn ra để ngoài đó. Họ về thì lại mang trở vào”. (Ảnh: afamily.vn)
Bệnh viện ngầm cho ở. Lâu lâu bảo vệ đi kiểm tra, yêu cầu bệnh nhân thu dọn vật dụng tránh làm mất mĩ quan và cản trở lối đi. Chỉ ra khoảng sân trước mặt, bà Năm (ung thư trực tràng, BV Ung Bướu TP.HCM) nói: “Mỗi khi có thanh tra sở tới là chúng tôi phải cuốn chiếu màn ra để ngoài đó. Họ về thì lại mang trở vào”. (Ảnh: afamily.vn)
Bữa cơm chiều âu lo trên manh chiếu của người cha bệnh tật và cô con gái, BV U Bướu TPHCM, tháng 5/2011. (Ảnh: afamily.vn)
Bữa cơm chiều âu lo trên manh chiếu của người cha bệnh tật và cô con gái, để rồi đến đêm, cả hai lại co ro trong cái lạnh nền đất gió lùa. Cứ qua đi là hết một ngày…, tại BV U Bướu TPHCM, tháng 5/2011. (Ảnh: afamily.vn)


Theo daikynguyenvn

Post a Comment

Previous Post Next Post